Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Mẹ biết cơ thể nhỏ bé của con luôn cần được chăm sóc tốt nhất để con phát triển toàn diện. Thế nên mẹ rất lo lắng khi con không chịu ăn rau củ, trái cây dẫn đến việc thiếu chất xơ và dễ bị táo bón.


Nay với Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki, mẹ có thêm giải pháp bổ sung chất xơ và các vitamin thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ .

 

Trước đây, chị Nguyễn Thị Ngần (Giám đốc Quỹ Tiết Kiệm, Ngân hàng Đông Á) luôn khổ sở mỗi lần nhìn cô con gái 4 tuổi nhăn nhó vì bị bón. Chị biết vì con lười ăn rau xanh nên không được cung cấp đủ vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đang trong lúc lúng túng chưa biết làm sao khuyến khích con thêm hào hứng với rau quả, chị Ngần được giới thiệu thêm một bí quyết mới – Nước trái cây đa sinh tố dành riêng cho trẻ em Vfresh Juki – để bổ sung chất xơ và các vitamin C, A, D3 cần thiết cho con nhỏ.

 

Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 1

Trước đây, chị Ngần luôn khổ sở vì con gái không chịu ăn rau quả, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ và vitamin

 

“Món tráng miệng” đáng yêu

 

Chị Ngần tâm sự: “Con tôi 4 tuổi, đang ở độ tuổi hoàn thiện tính cách và chỉ thích làm những gì mình thích, rất khó bảo. Bé không thích ăn rau xanh và trái cây mặc cho mẹ dỗ dành, dọa nạt. Từ ngày biết được Vinamilk ra Nước trái cây đa sinh tố đóng hộp Vfresh Juki cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, tôi đã cho con uống thử sau mỗi bữa ăn”.

 

Thật vui, bé rất hào hứng và luôn chờ đợi đến bữa ăn để được thưởng thức “món tráng miệng” thơm ngon này. Sau này, chị Ngần còn khéo léo “gài” thêm một chút rau củ xanh vào món chính của con để tập cho bé ăn rau quả. Lúc đầu, bé thắc mắc và muốn để rau lại không ăn, nhưng bé cũng cố gắng hoàn thành khẩu phần của mình để được mẹ thưởng cho món tráng miệng hấp dẫn – Vfresh Juki. Dần dần, bé vừa được bổ sung rau củ tươi vừa được cung cấp vitamin và chất xơ từ nước trái cây đóng hộp. Căn bệnh táo bón của bé đã từng khiến hai vợ chồng chị Ngần đau đầu giờ đây đã được giải quyết. 

 

Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 2

Chị Ngần đã có bí quyết Vfresh Juki để bổ sung vitamin và chất xơ cho con gái

 

“Bạn của bé – Cộng sự của mẹ”

 

Được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, chị Nguyễn Kim Hân (Giáo viên trường Lương Thế Vinh, quận 7, Tp.HCM) bắt đầu cho con dùng thử nước ép trái cây và rau củ đóng hộp. Chị chọn Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki của Vinamilk vì sản phẩm này dành riêng cho trẻ, hương vị cũng như bao bì hấp dẫn, được các bé nhà chị nhanh chóng đón nhận: “Bé My và Bi nhà mình không chỉ thích uống Vfresh Juki sau bữa ăn mà còn không quên nhắc mẹ mang theo khi đến trường. Hai cháu hiếu động hay chạy nhảy vào giờ giải lao nên ra nhiều mồ hôi. Vfresh Juki vừa giải khát vừa tốt sức khỏe cho hai con nữa”.

 

Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 3

Chị Hân chọn mang theo Juki để con uống khi đi chơi

 

Ở nhiều gia đình, khi con đến tuổi ăn dặm, mẹ thường chú ý cho con ăn ngũ cốc, đạm, tinh bột là chính và thường lơ là rau xanh, trái cây. Sự vô tình này của người mẹ đã góp phần hình thành khẩu vị không có rau xanh cho con mình. Vì vậy, các bé hầu như không thích mùi vị của rau củ, trái cây tươi dù mẹ đã cố gắng chế biến nhiều món hấp dẫn, thậm chí dỗ dành hay dọa nạt. Chị Hân đôi khi nhớ lại khoảng thời gian mà bữa ăn của nhà chị luôn bị kéo dài trong mệt mỏi, cáu gắt. Việc cố ép con ăn cho đủ thành phần dinh dưỡng chiếm khá nhiều thời gian vốn đã eo hẹp của chị, khiến chị hầu như không có lúc nào rảnh rỗi để chơi đùa cùng con. 

 

Nhưng giờ đây, chị Hân không phải mất cả giờ đồng hồ cho bữa ăn của con nữa. Chị chia sẻ: “Là giáo viên nên tôi khá kỹ tính trong việc chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho con, tôi luôn cố gắng cho con ăn thực phẩm tươi. Vì thế, có thể xem đây là một sự thay đổi lớn về ăn uống trong gia đình khi tôi không còn cố ép con ăn hết phần rau quả bằng mọi cách, thay vào đó tôi cho bé uống bổ sung Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki. Điều mình an tâm nữa là Vfresh Juki không dùng chất bảo quản và là sản phẩm của Vinamilk, an toàn cho sức khỏe”. 

 

Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 4

Chị Hân yên tâm vì Vfresh Juki không có chất bảo quản và là sản phẩm của Vinamilk

 

Đối với NSND Hồng Vân, vốn rất eo hẹp về mặt thời gian nên việc chọn Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki làm thức uống hàng ngày để bổ sung vitamin C,A,D3 và chất xơ cho bé Bí Ngô khiến chị rất hài lòng. “Chỉ cần nghe tên gọi của các nhân vật trong gia đình Vfresh Juki là Bí Ngô đã nhảy cẫng lên vì thích thú. Bé thích thay đổi hương vị như Cam Siêu Phàm, Rau Quả Lí Lắc và Dâu Cực Ngầu. Bé cũng tự động mang theo đi học hay đi diễn cùng mẹ. Ngày nào mà không được “chơi” với đủ 3 bạn là Bí Ngô khó chịu lắm”, NSND Hồng Vân vui vẻ chia sẻ. 

 


Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 5


Ngày nào không được “chơi” với đủ 3 bạn là Bí Ngô (con gái NSND Hồng Vân) khó chịu lắm

 

Hầu hết các mẹ đều hài lòng khi cho con sử dụng nước trái cây và rau củ đóng hộp như là một giải pháp bổ sung thêm chất xơ và vitamin. Chị Ngần chia sẻ những lúc bận rộn không có nhiều thời gian nấu nướng, chị cũng không còn quá căng thẳng như trước nữa vì chị có thể cho con dùng Vfresh Juki sau mỗi bữa ăn hoặc bất cứ khi nào bé thích. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp chị có thêm thời gian vui đùa cùng con nhỏ.

 






Vinamilk giới thiệu sản phẩm Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki dành cho trẻ được bổ sung chất xơ và vitamin C, A, D3 thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Vfresh Juki hoàn toàn không dùng chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Nước trái cây đa sinh tố Vfresh Juki hiện đang có 3 hương vị cho bé lựa chọn: Cam, Dâu và đặc biệt Rau Quả – được chế biến từ 13 loại rau quả hỗn hợp, gồm: táo, xoài, ổi, bí đỏ, chuối, dứa, cà chua, cà rốt, củ cải đỏ, mầm lúa mạch, dưa chuột ngâm, ớt ngâm, bó xôi.

 

Các bé hãy cùng làm quen các nhân vật của gia đình rau quả Vfresh Juki: Cam Siêu Phàm, Dâu Cực Ngầu và Rau Quả Lí Lắc nhé!

 


Giải pháp tiện lợi cho mẹ khi con lười ăn rau quả 6





Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

(Dân trí) – Một người đàn ông hưu trí ở Đức đã nhận lại được ví tiền của mình từ tay kẻ trộm – người đã đánh cắp chiếc ví 6 năm về trước. Ngoài ra, tên trộm đã bồi thường thêm một số tiền xem như lời tạ tội.


Chia sẻ với tờ báo Local.de, ông Peter Jurgensen, 73 tuổi cho biết chiếc ví của ông bị đánh cắp tại một siêu thị ở Walsrode vào tháng 3/2007, trong ví gồm có thẻ tín dụng, chứng minh nhân dân, ảnh các cháu của ông cùng số tiền mặt là 471 USD.


Ông Jurrgensen nhớ lại, khoảng vài giờ đồng hồ sau đó ông mới nhận ra chiếc ví của mình đã bị đánh cắp. Sau vụ việc trên ông Jurgensen đã mua chiếc ví mới và làm lại tất cả giấy tờ rồi nhanh chóng quên lãng đi.


Trộm trả lại ví tiền sau 6 năm (Ảnh minh họa)
Trộm trả lại ví tiền sau 6 năm (Ảnh minh họa)



Mới đây, chia sẻ với tờ báo Bild, ông Jurrgensen không giấu nổi sự ngạc nhiên khi nhận được bức thư gửi tới nhà riêng cùng với tất cả những gì đã bị đánh cắp kèm theo một lá thư tạ tội. “Sự tham lam đã xui khiến tôi lấy cắp chiếc ví. Tôi đã thú tội với Chúa. Chúa Thánh thần đã khuyên tôi sửa chữa lỗi lầm”, tên trộm thú nhận trong thư. 


Kẻ trộm giấu mặt không chỉ trả lại toàn bộ số tiền, giấy tờ, ảnh cho ông Jurrgensen mà người này còn bồi thường thêm 67 USD và xem đó như là một lời tạ tội đối với ông.


“Mọi thứ trong ví tôi đã được trả lại đầy đủ. Dù gì đi nữa tôi cũng cảm ơn người ta vì tính trung thực dù có hơi muộn màng”, ông Peter Jurgensen nói.


Đình Huế

Theo UPI

(Dân trí) – Một người đàn ông hưu trí ở Đức đã nhận lại được ví tiền của mình từ tay kẻ trộm – người đã đánh cắp chiếc ví 6 năm về trước. Ngoài ra, tên trộm đã bồi thường thêm một số tiền xem như lời tạ tội.


Chia sẻ với tờ báo Local.de, ông Peter Jurgensen, 73 tuổi cho biết chiếc ví của ông bị đánh cắp tại một siêu thị ở Walsrode vào tháng 3/2007, trong ví gồm có thẻ tín dụng, chứng minh nhân dân, ảnh các cháu của ông cùng số tiền mặt là 471 USD.


Ông Jurrgensen nhớ lại, khoảng vài giờ đồng hồ sau đó ông mới nhận ra chiếc ví của mình đã bị đánh cắp. Sau vụ việc trên ông Jurgensen đã mua chiếc ví mới và làm lại tất cả giấy tờ rồi nhanh chóng quên lãng đi.


Trộm trả lại ví tiền sau 6 năm (Ảnh minh họa)
Trộm trả lại ví tiền sau 6 năm (Ảnh minh họa)



Mới đây, chia sẻ với tờ báo Bild, ông Jurrgensen không giấu nổi sự ngạc nhiên khi nhận được bức thư gửi tới nhà riêng cùng với tất cả những gì đã bị đánh cắp kèm theo một lá thư tạ tội. “Sự tham lam đã xui khiến tôi lấy cắp chiếc ví. Tôi đã thú tội với Chúa. Chúa Thánh thần đã khuyên tôi sửa chữa lỗi lầm”, tên trộm thú nhận trong thư. 


Kẻ trộm giấu mặt không chỉ trả lại toàn bộ số tiền, giấy tờ, ảnh cho ông Jurrgensen mà người này còn bồi thường thêm 67 USD và xem đó như là một lời tạ tội đối với ông.


“Mọi thứ trong ví tôi đã được trả lại đầy đủ. Dù gì đi nữa tôi cũng cảm ơn người ta vì tính trung thực dù có hơi muộn màng”, ông Peter Jurgensen nói.


Đình Huế

Theo UPI

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Nếu các mẹ thường xuyên phàn nàn về việc con đi học mầm non với vô số điều không vừa lòng về trường lớp hay những cô giáo mầm non thì xin hãy một lần bớt chút thời gian để nghe các cô kể về những khó khăn gặp phải trong nghề.Sắp đến ngày 20/11, nhóm phóng viên đã gặp gỡ trò chuyện với đội ngũ giáo viên mầm non dạy tại một số trường Quốc tế, công lập tại TPHCM và một trường mầm non cấp huyện tại một tỉnh miền Tây. Dù ở ba môi trường khác nhau nhưng các cô đều đi đến kết luận: “Giáo viên mầm non không chỉ cực mà là quá cực”.


Trẻ không chỉ ăn, mà còn phải học


Nhiều phụ huynh luôn thắc mắc về các khoản đóng cho dụng cụ học tập. Phụ huynh sẵn sàng bày tỏ: “Tuổi này các cháu ăn với ngủ thôi chứ học gì!” Cô T.D. (hiệu phó trường mầm non công lập M. – TPHCM) đánh giá: “Lứa tuổi mầm non mẫu giáo các bé phải học rất nhiều thứ. Chỉ đơn cử như việc phân biệt màu xanh – đỏ cũng là cả một vấn đề”. Dù là dạy ở môi trường quốc tế, cô L.T. cũng thừa nhận: “Giáo viên mầm non như người sưu tầm phế liệu vậy, vì phải dạy trẻ trực quan. Bất cứ thông tin nào đưa ra cũng cần vật tương ứng”. Điều các cô mong mỏi là các vị phụ huynh hãy quan tâm tới việc giáo dục con chứ không chỉ lúc nào cũng chăm chăm vào ăn tốt, ngủ tốt.



Ảnh minh họa

Ăn cũng là cả một nghệ thuật


Cô T.K., (hiệu phó một trường mầm non cấp huyện tại một tỉnh ở miền Tây) từng gặp phải sự phẫn nộ: “Sao không cho con tôi ăn uống đàng hoàng, chỉ toàn là cho ăn rau không vậy?”. Cô giải thích: “Bé có tình trạng béo phì đến mức đáng lưu tâm. Dĩ nhiên không ai nhẫn tâm để bé đói nhưng chế độ ăn cần phải giảm tinh bột (chỉ giảm thôi chứ không cắt), tăng cường rau củ. Tuy nhiên phụ huynh đã không hiểu điều đó”. Vậy nên cô T.K. cũng mong rằng các vị phụ huynh cần tin tưởng và phối hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc trẻ.


Trẻ không nói dối nhưng rất giỏi tưởng tượng


Đôi khi trẻ về kể với mẹ rằng: “Con đang ngủ thì bạn Hoàng sang đánh liên tục. May mà có bạn Huy đến ngăn cản bạn ấy”. Hay: “Con đi vệ sinh xong thì cô nhốt con bên ngoài luôn. Vậy là con phải trèo vô”


Phụ huynh rất tin vì cho rằng trẻ con không nói dối nên hôm sau sẽ tìm gặp cô để bày tỏ bức xúc. Cô L.T. cười sảng khoái: “Bé không nói dối nhưng bé giỏi tưởng tượng. Bé tưởng tượng về bạn Huy người hùng nào đó, thay vì chơi với các bạn khác, thì Huy sẽ luôn giúp đỡ bé khi bé cần. Hoặc bé sẽ là siêu nhân, bị bỏ rơi, bị lạc rồi tự giải cứu được mình”. Bởi vậy, nên cha mẹ cần tỉnh táo và nghe từ nhiều phía chứ đừng nhìn giáo viên với con mắt phiến diện quá.



Ảnh minh họa

Tai họa đến như thế nào?


Cô T.K chia sẻ về trường hợp xảy ra cách đây 2 tuần tại khuôn viên trường mình: Hai cô đang dẫn các bé ra quan sát vườn rau. Bất ngờ bé này đẩy bé kia té. Bé bị ngã đã bị rách da đầu phải đưa vào bệnh viện, cạo tóc, khâu chỉ chỗ da bị rách. Cô xót xa: “Nhìn một đứa bé dễ thương nhất lớp bị cạo tóc đi, vết khâu lộ rõ, giáo viên rất đau lòng. Thêm phần phải đối mặt với phụ huynh, thật sự không giáo viên nào muốn thế. Nhưng trong trường hợp đó, làm sao cô giáo nào đỡ kịp”. Hai cô giáo đã chuẩn bị tinh thần thôi việc. May thay, phụ huynh bé trai ấy chỉ buồn chứ không làm lớn chuyện.


Cô T.D cũng lấy ví dụ những tình huống rất dễ xảy ra tai nạn khác: bé chỉ thích ngồi trên nửa ghế, hoặc bỗng dưng “chơi trò” lắc đầu liên lục rồi mất thăng bằng ngã sang một bên; cô yêu cầu bé đi nhưng bé cứ chạy, vướng chân vào nhau, té; cầm đồ chơi rồi bất ngờ quơ tung tóe, văng vào mắt bạn; hai bé cùng cúi đầu xuống tìm đồ chơi, va đầu vào nhau… Những trường hợp như vậy, phản ứng thường thấy ở phụ huynh là: Cô giáo đâu mà để trẻ bị như thế? Cô T.D thở dài: “Phụ huynh xót con là đúng. Nhưng thậm chí đối với chính con mình, bé đứng trước mặt tôi rồi trượt té, tôi cũng không đỡ kịp”.


Của biếu là của lo


Cô T.K. cho biết: Mỗi năm lớp chỉ có 50% số học sinh được nhận giấy khen loại giỏi. Nhưng quy định tại các cơ quan, chỉ khi nào con của cán bộ nhân viên có giấy khen loại giỏi, cơ quan mới tặng quà 1/6. Mà đa phần phụ huynh đều muốn con có giấy khen loại giỏi để nhận phần quà từ cơ quan mình. Vô tình áp lực lại nặng thêm đối với giáo viên. Chính vì vậy đôi khi việc ĐÃ nhận quà tặng từ phụ huynh trở thành gánh nặng cho các cô giáo mầm non trong việc đánh giá xếp loại học sinh. Mà kiên quyết không nhận, sẽ ít nhiều khiến phụ huynh tổn thương, hoặc bị qui là “chê quà không quí giá”, hoặc trở nên khác biệt với đồng nghiệp, nội bộ mất vui. Vậy nên, nếu tất cả các phụ huynh “dũng cảm” không quà cáp vào những dịp đặc biệt thì giáo viên cũng lấy làm mừng.



Ảnh minh họa

Ai cho chúng tôi hơn 24 giờ?


Khung thời gian của cô giáo mầm non L.T. tại một trường quốc tế (TP.HCM) là từ 6g30 cho đến 16g30. Trong thời gian ấy cô phải luôn bên trẻ: dạy, chơi, chăm bé ăn, cho bé ngủ, tắm rửa… Công việc cuối ngày của cô là cẩn thận trả từng bé một cho phụ huynh hoặc cho xe đưa đón theo đúng giờ qui định.


Với các trường công lập thì khung thời gian này của các cô lại nới rộng hơn. “Cũng có mặt lúc 6g30 để chuẩn bị bàn ghế, phòng đón trẻ. Nhưng ở môi trường công lập, giờ trả trẻ lại có phần lâu hơn, phụ huynh đến sớm, trễ không đều nhau. Có khi phụ huynh đến trễ, giáo viên trả bé, dọn dẹp xong thì đã 19g. Về đến nhà thì mệt rã rời, không thể chăm sóc gia đình trọn vẹn. Đơn cử như việc con chúng tôi học trường khác, chúng tôi sẽ không thể tự đưa đón được” – cô T.D chia sẻ. Vậy nên, việc đưa đón trẻ đúng giờ của phụ huynh cũng làm giảm vất vả cho các cô phần nào.


Ai trân trọng giáo viên mầm non?


Cô L.T. cho biết: Nội dung dạy ở cấp mầm non luôn được cập nhật thường xuyên. Do mầm non là cấp khởi đầu, nên các nhà quản lí dễ dàng thí điểm, thay đổi, chỉ có giáo viên là bị quay như chong chóng. Giữa chương trình học tại trường CĐ – ĐH và chương trình dạy, quản lí thực tế cũng khác nhau, và khác nhau theo từng năm. Do vốn dĩ chương trình mầm non có nhiều trường phái, khi thay người quản lí, trường phái cũng thay đổi theo.


“Hiện giáo dục mầm non ở các nước phương Tây rất được coi trọng. Tại Việt Nam vai trò của các cô chưa được đánh giá đúng mức về tiền lương lẫn cách nhìn nhận của xã hội, giáo viên mầm non gần như là ô sin tại trường vậy” – Cả ba cô đều nhắc đến thực trạng này.


Điều các cô mong muốn nhận được phụ huynh là: “Không chỉ thông cảm, mà là rất thông cảm để chúng tôi bớt phần nào áp lực”.



Tâm sự gây shock của một giáo viên mầm non đã bỏ nghề