Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Thai nhi tuần 17


Chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua nửa chặng đường của thai kỳ. Sau 16 tuần thai kỳ, cơ thể bạn và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy vậy, một số thai phụ trông vẫn chưa ra dáng bà bầu nhờ sở hữu chiếc bụng thon gọn giúp che bớt phần nào vòng hai đang ngày một lớn lên. Nếu chưa muốn tiết lộ việc bạn đang mang thai, bạn chỉ cần khéo léo chọn trang phục để che đi phần bụng.


Bé lúc này dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau sinh.


Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận cuả bé.


Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ. Tuần này bạn đã biết chắc chắn giới tính thai nhi rồi đấy.


 


Thai nhi 18 tuần


Từ tuần thứ 18 cuả thai kỳ, thính giác cuả bé đã được hình thành, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói cuả mẹ. Vì vậy bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để khi sinh ra bé có thể nhận ra giọng nói cuả bạn.


Bé lúc này dài khoảng 13.5 cm tính từ đỉnh đầu tới mông. Một lớp mỏng màu trắng được gọi là gây phủ khắp cơ thể giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.Hiện giờ, bé được bao quanh bởi 320 ml nước ối với nhiệt độ duy trì ở mức hơi cao hơn một chút so nhiệt độ cơ thể bạn. Nhiệt độ này sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp.


 


Thai nhi tuần 19


Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, ở tuần thứ 19 này, bé sẽ có kích thước bằng quả chuối. Không phải như chuối tiêu đâu, mà quả chuối lớn đấy nhé! Trọng lượng của bé vào khoảng 240 gram, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều nữa đấy. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.


Tuần này, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi bạn nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, bạn sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp. Các bé đúng là biết chọn lựa thật đấy nhỉ?


Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.


Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.


 


Thai nhi tuần 20


Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.


Tuần này bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10 phần trăm lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.


Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.


 


Thai nhi tuần 21


Bé yêu của bạn trong tuần này nặng khoảng 360 gram và dài khoảng dưới 26,7 cm tính từ đầu đến mông. Trông bé vẫn như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo. Điều này là bởi vì da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Trong tuần này, bạn được quyền thoải mái ăn uống, miễn sao bạn luôn nhớ rằng đó là để tăng cân cho bé, chứ không phải cho bạn.


Em bé của bạn đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant- một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Bạn hãy liên tưởng đến những chiếc lá trên cây và sẽ hình dung ra được những túi khí nhỏ này cần được mở để có thể truyền dẫn khí ô-xy đến những mạch máu xung quanh. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.


Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.


Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét