Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.

gioi-tinh-thai-nhi-1

Trước khi chuyển dạ

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung

Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy

Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ

Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 – 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo

Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).

Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối

Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét