Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Đậu Hà Lan là một thực phẩm dinh dưỡng dành cho sức khỏe được trồng từ lâu đời và là một loại rau dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra coumestrol một loại dinh duong cho tre thực vật trong đậu Hà Lan có tác dụng chống lại bệnh ung thư. Ăn đậu hà lan hằng ngày có thể làm giảm đáng kể khả năng bị ung thư dạ dày. Đậu Hà Lan rất dễ trồng và mau lớn, mùa xuân, mùa đông là thời gian sinh trưởng tốt nhất của loại thực vật này. Ăn nhiều đậu Hà Lan có thể giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh.


Đậu Hà Lan không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn thân thiện với môi trường. Đậu Hà Lan có thể chuyển hóa thành ni tơ có lợi cho đất. Đậu Hà Lan tiêu thụ nitơ trong khí quyển và chuyển nó sang thành dạng có thể sử dụng. Đây cũng là một cây trồng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xói mòn đất.


Dưới đây là một vài lợi ích của đậu Hà Lan đối với sức khỏe.


Giúp bạn tránh khỏi các cholesterol xấu


Ăn đậu Hà Lan, bạn chắc chắn sẽ có thể nói lời tạm biệt với cholesterol xấu. Đậu Hà Lan làm giảm mức độ triglycerides và tăng lượng cholesterol tốt trong máu. Bởi vậy, đậu Hà Lan có thể giúp bạn trong việc phòng tránh một số bệnh liên quan đến đường ruột, tim mạch.


Chữa trị bệnh táo bón


Bạn bị táo bón, có nghĩa là thực phẩm mà bạn ăn thiếu chất xơ. Với việc ăn đậu Hà Lan hằng ngày, bạn có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này, bởi đậu Hà Lan cũng là một trong những thực phẩm giàu chất xơ nhất.


Đậu Hà Lan: thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho bạn 1
Ảnh minh họa

Cho trái tim khỏe mạnh


Đậu Hà Lan có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh tim. Đậu xanh có chứa các hợp chất chống viêm và một số chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.


Thực phẩm hoàn hảo giúp bạn giảm cân


Bệnh béo phì ngày càng gia tăng thúc ép nhiều người chạy đến các phòng tập thể dục và các trung tâm giảm cân khác. Đậu Hà Lan có thể giúp bạn giảm cân vì chứa rất ít chất béo và là các chất béo có lợi cho cơ thể.


Giúp bạn luôn tươi trẻ

Chất oxy hóa trong đậu Hà Lan có thể giúp bạn trẻ lâu hơn, đẩy lùi nguy cơ lão hóa. Đậu Hà Lan chứa flavonoids, dinh dưỡng thực vật, carotenoid, axit phenolic giúp bạn thêm trẻ trung và năng động.


Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer


Đậu Hà Lan mang đặc tính chống viêm, bởi vì vậy, đậu Hà Lan có thể hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Không những thế, với đặc tính này, đậu Hà Lan còn giúp phòng ngừa bệnh loãng xương và viêm phế quản.


Điều hòa lượng đường trong máu


Kiểm soát, điều chỉnh, giữ cân bằng hàm lượng chất xơ và hàm lượng protein là một trong những ích lợi của đậu Hà Lan, bởi vậy, đậu Hà Lan cần thiết để giúp bạn điều hòa lượng đường trong máu.


Chống ung thư hiệu quả

Đậu Hà Lan thực sự mang lại hiệu quả trong cuộc chiến chống ung thư dạ dày. Ăn 2mg đậu Hà Lan mỗi ngày đã được chứng minh là đem lại hiệu quả chống lại bệnh ung thư.


Giàu vitamin K


Đậu Hà Lan rất giàu vitamin K và có tác dụng làm bền chắc kết cấu xương. Đậu Hà Lan cũng được chứng mình rằng mang lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh loãng xương.


Nhìn chung, bạn có thể ăn đậu Hà Lan hằng ngày cho một cuộc sống lành mạnh.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.


Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 1


Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.


Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 2


Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?


Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 3


Phô mai


Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.


Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Bé cần ăn nhiều thịt đỏ để ngăn ngừa thiếu máu hay bé lười ăn rau thì mẹ phải bổ sung vitamin tổng hợp… là những quan niệm chưa đúng của các mẹ.1. Phải cho bé ăn nhiều thịt đỏ để tránh thiếu máu

Tất cả các bé đều cần sắt – chất cần thiết cho bộ não phát triển và khỏe mạnh. Sắt cũng quan trọng cho quá trình suy nghĩ và khả năng vận động. Rất nhiều mẹ lo lắng con mình bị thiếu máu. Trên thực tế thì đây không phải là lo lắng thừa vì thiếu sắt là nguy cơ lớn ở rất nhiều bé. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta (Mỹ) tiết lộ, 9% các bé trong độ tuổi 1-2 thiếu sắt. Con số này giảm xuống khoảng 3% cho bé 3-5 tuổi và 2% cho bé 6-11 tuổi.

Vì lo sợ con thiếu máu nên nhiều mẹ đã ra sức bắt con ăn thịt nạc, thịt đỏ để ngăn ngừa chứng bệnh này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ dinh dưỡng thì bé vẫn có thể nhận đủ sắt trong dinh dưỡng mà không cần ăn quá nhiều thịt đỏ. Với các bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đỏ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô…

Thịt đỏ, thịt nạc tuy có chứa dạng sắt dễ hấp thu nhưng có nhiều trẻ không thích vì nó khó nhai và dễ làm trẻ mắc nghẹn. Vì vậy nếu bé không thích thịt đỏ, thịt nạc thì mẹ hãy cho bé ăn các thực phẩm chứa sắt khác thay thế.

4 quan niệm sai về dinh dưỡng cho trẻ 1

2. Nếu bé lười ăn rau thì mẹ phải bổ sung vitamin tổng hợp

Trong rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vì vậy khi thấy con lười ăn rau nhiều mẹ đã rất lo lắng và tìm cách bổ sung vitamin tổng hợp cho con. Đây là quan niệm không hoàn toàn đúng. Theo Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) tiết lộ: “Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé. Rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ”.

Jo Ann Hattner gợi ý: “Nếu con bạn không chạm vào carrot thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali và cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C”.

3. Nếu không uống sữa thì bé sẽ không có đủ canxi

Sữa là một trong những nguồn dồi dào canxi. Nhưng nếu con của bạn lười uống sữa, bé vẫn có thể nhận được đủ canxi từ những nguồn thực phẩm khác. Chúng bao gồm sữa chua, phômai, sữa đậu nành giàu canxi, súp lơ xanh, đậu phụ, rau có lá màu xanh đậm, nước quả như nước cam.

Điều quan trọng là bé được đáp ứng đủ lượng canxi mỗi ngày: 500mg canxi (1-3 tuổi); 800mg canxi (4-8 tuổi) và 1300mg canxi cho bé từ 9 tuổi trở lên.

4. Nước quả là đồ uống tuyệt vời

Dù nước quả tươi 100% giàu dinh dưỡng cho trẻ hơn soda nhưng không phải cứ khát là uống nước quả. Có những giới hạn về lượng nước quả với bé. Nếu không, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.

Nước quả là tốt khi nó là nước quả tươi 100% nhưng bé không cần nhiều, khoảng 100-120ml nước quả/ngày là đủ cho một bé tuổi mẫu giáo. Thức uống soda, đồ uống nhiều đường thường cung cấp một lượng kalo lớn. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.

Thưa bác sĩ! Con trai tôi hiện nay được 46 tháng. Cháu nặng 14,5kg và cao 97cm. Xin bác sĩ tư vấn thực đơn cho bé!

Thưa bác sĩ! Con trai tôi hiện nay được 46 tháng. Cháu nặng 14,5kg và cao 97cm. Cháu bị ọc sữa từ lúc mới sinh, ngày cháu bị tới 3-4 lần và mỗi lần ọc rất nhiều ra cả mũi nhưng vẫn tăng cân bình thường ở mức đạt và cao hơn tiêu chuẩn. Khi cháu 5 tháng tuổi đi khám bác sĩ chẩn đoán cháu bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng bác sĩ nói vì vẫn tăng cân bình thường  nên không đáng lo. Tôi cho cháu uống thuốc theo đơn bác sĩ kê nhưng không giảm. Tuy nhiên càng lớn cháu cũng giảm nôn ói, ngày 1-2 lần và tới bây giờ cháu vẫn bị nôn khi ho nhiều hoặc khóc. Hầu như buổi sáng nào cháu đi học cũng nôn, đã ăn sáng nên tôi thuờng không cho cháu ăn sáng chỉ mang hộp sữa để tới lớp cháu uống. Mỗi bữa cháu ăn 1 nửa bát cơm, ngày 2 bữa cơm và 1 bữa cháo, thức ăn thì chỉ ăn tôm, thịt ăn rất ít và không chịu ăn rau, sữa tươi uống khoảng 300ml 1 ngày.

 Xin hỏi bác sĩ hiện tại cháu ăn như vậy có quá ít không ạ? Cân nặng và chiều cao của cháu như vậy có bị suy dinh dưỡng không? Trước đây tôi đã cho cháu đi tư vấn dinh dưỡng vài lần nhưng cháu vẫn lười ăn lắm thưa bác sĩ! (Bay Nguyen nguyen.bay_qnhp@yahoo.com.vn)





Trả lời:

Chào bạn!

Hiện tại bé có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với chuẩn (trung bình ở lứa tuổi này bé cao:102,2cm, nặng:16,0kg) được gọi là đe dọa suy dinh dưỡng còi cọc.  Ở lứa tuổi này trong ngày (24 giờ) bé cần 500ml sữa (sữa công thức và các sản phẩm từ sữa phù hợp với lứa tuổi đủ dinh dưỡng cho trẻ), 3-4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, phở…) tổng gồm khoảng: 250-300g gạo (nếu ăn bún phở thì giảm gạo), 180-200g thịt (tôm, cá..), 30-40g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín.

Hiện tại bé ăn ít hơn nhu cầu, bạn nên nên kiên trì tăng dần cho bé. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn và tăng trưởng chậm, bạn nên sớm đưa bé gặp lại bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể, đặc biệt bạn thật kiên nhẫn làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn hoặc khi có bất thường.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Đối với phụ huynh, mua và chuẩn bị thức ăn cho con trẻ không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc, họ lại phân vân trong việc lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và cung cấp đủ chất nhất cho con. Dưới đây là 7 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ được Cookinglight đưa ra.


1. Hạt lanh

Đây là loại thực phẩm thực vật hấp dẫn gồm đầy đủ các axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não tối ưu. Bạn có thể rắc chút hạt lanh vào bột ngũ cốc hay thêm vào công thức làm bánh, không chỉ tốt cho con trẻ mà còn làm món ăn thêm hấp dẫn.

2. Đậu phụ

Đậu phụ chứa protein, vitamin B, canxi và sắt, tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và làm xương chắc khỏe. Dù thật khó để bọn nhỏ yêu thích món ăn này nhưng nếu biết cách chế biến, bạn vẫn có thể “dụ dỗ” chúng ăn.

3. Khoai lang 

Khoai là một trong những loại rau củ nhiều chất dinh dưỡng nhất, lại rẻ tiền. Vitamin A trong khoai lang giúp đôi mắt khỏe mạnh và còn là chất chống oxy hóa trong cơ thể. Khoai lang cũng rất được trẻ nhỏ yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và màu sắc tươi sáng. Bạn nên dùng khoai nướng hay luộc để làm món tráng miệng cho con.

an2-547065-1368146671_500x0.jpg

4. Sữa chua

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng yêu thích món ăn này. Nhận rất nhiều loại vi khuẩn tốt, sữa chua giúp dạ dày thêm khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại sữa chua không béo, ít chất béo hoặc sữa chua Hy Lạp, chứa nhiều protein hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại sữa chua còn có nhiều canxi hơn sữa.

5. Cá hồi

Cũng giống như axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não và sức khỏe tim mạch, cá hồi chứa nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, thịt cá hồi đòi hỏi các bậc phụ huynh cần tốn chút thời gian và công sức để chế biến.

6. Xoài

Một cốc sinh tố hoa quả nhiệt đới này sẽ cung cấp toàn bộ lượng vitamin C mỗi ngày giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của trẻ, giữ răng và lợi chắc khỏe. Đồng thời, xoài còn cung cấp 3 gram chất xơ. Bạn có thể mua xoài tươi hay nước xoài đóng hộp, chắc chắn bọn trẻ sẽ rất yêu thích.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

4 loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ phát triển trí não.

Muốn cho trẻ được khỏe mạnh và thông minh thì bên cạnh các yếu tố di chuyền, môi trường sống, phương pháp giáo dục,… các bậc cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đây là yêu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, và phát triển toàn diện các chức năng.

4 loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ sau đây giúp cho bé có đủ dưỡng chất phát triển trí não sắp sếp theo thứ tự ưu tiên.

Dinh dưỡng trong Dầu cá – Các loại cá

Cá còn là nguồn phong phú các dưỡng chất thiết yếu, như tryptophan, vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magie. Thành phần chính của dầu cá chứa hai axit béo omega-3 là eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA). Bên cạnh những lợi ích to lớn mà các loại chất béo này mang lại, các chuyên gia cho biết, cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Não là một bộ phận của cơ thể con người “tiêu thụ” nhiều DHA nhất. Não của một người lớn trung bình chứa hơn 15g DHA. Thiếu DHA có nguy cơ dẫn tới bệnh trầm cảm. Dầu cá hồi rất tốt cho não bộ. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung đủ lượng dầu cá hợp lý cho cơ thể sẽ làm hạn chế nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm các chức năng cảm nhận khi về già.

Dinh dưỡng từ Các Loại Rau Củ

Rau củ và quả đều chứa muối vô cơ (kali, canxi, natri…) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Những dưỡng chất này có sẵn trong hoa quả, rau đậu nhưng lại bị thiếu hụt với thực phẩm nguồn gốc động vật và các loại ngũ cốc. Tuy nhiên ở trong rau, hàm lượng muối vô cơ và vitamin thường phong phú hơn hoa quả. Ví dụ: Trong 100g hẹ chứa 56mg vitamin C nhưng trong 100g quả lê hoặc chuối chỉ chứa khoảng 4mg vitamin C. Một điều khác biệt nữa là trong rau tồn tại nhiều chất xơ hơn hoa quả, đây là chất giúp phòng ngừa táo bón và giảm bớt sự hấp thu độc tố trong cơ thể.

Hạt Ngũ Cốc dinh dưỡng

Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ không thể thiếu để trẻ vận động, tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, trong các loại ngũ cốc này còn chứa vitamin nhóm B (có vai trò lớn trong hoạt động chuyển hóa), folate (giúp phòng ngừa bệnh tim mạch). Ngũ cốc chứa acid folic, vitamin B12 và vitamine B6 giúp trí óc minh mẫn, duy trì chế độ làm việc tốt. Chúng ta nên thường xuyên sử dụng thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, đậu nành… để cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho các tế bào thần kinh cung cấp đủ dinh dưỡng phát triển trí não.

Dinh dưỡng trong Các loại đậu

Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng cho trẻ rất phong phú, ngon mà lại rẻ tiền. Ðậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Ðậu có nhiều calcium, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các sản phẩm khác của đậu nành. Nói chung, các loại đậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần. Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, potassium, rất nhiều chất xơ. Ða số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, ngoại trừ đậu nành và đậu phụng lại có nhiều chất béo lành bất bão hòa.