Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là thời gian các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ là nền tảng để bé phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện .



Vậy chăm sóc em bé 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé


Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.


2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


3.  Chăm sóc trẻ


- Cho con ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.


- Bổ sung những thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao để ngăn ngừa chứng thiếu máu do tiểu cầu; bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà do thiếu dinh dưỡng gây ra; bổ sung vitamin C để tăng cường sức miễn dịch.


- Chọn gối nằm thích hợp cho bé.


- Phải chú ý độ an toàn khi sử dụng xe cho bé.


- Đề phòng bé nuốt phải dị vật.


- Tập cho bé khả năng tự chơi một mình.


- Tăng cường khả năng chống lạnh của bé.


- Thận trọng khi cho bé dùng những loại thuốc thanh nhiệt giải độc.


- Tập thói quen đại tiện tốt cho bé.


- Trong những ngày thời tiết khô nóng, bôi kem làm ẩm môi chuyên dụng cho bé để môi không bị khô nứt.


- Cho trẻ hoạt động ngoài trời.


4. Tiêm vac-xin


Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.


- Vac-xin phòng bệnh bại liệt dạng viên: uống viên thứ 3, cũng là lần uống sau cùng.


- Vac-xin DTP: lần tiêm thứ 2 trong tháng này.


Những vấn đề cần chú ý


- Phòng ngừa bé bị táo bón.


- Đề phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cảm cúm, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, lao phổi…


- Đề phòng bệnh lồng ruột: phải nhanh chóng đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.


- Đề phòng chứng quáng gà: chú ý bổ sung vitamin A cho bé.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét