Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là thời gian các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ là nền tảng để bé phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện .



Vậy chăm sóc em bé 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé


Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.


2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


3.  Chăm sóc trẻ


- Cho con ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.


- Bổ sung những thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao để ngăn ngừa chứng thiếu máu do tiểu cầu; bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà do thiếu dinh dưỡng gây ra; bổ sung vitamin C để tăng cường sức miễn dịch.


- Chọn gối nằm thích hợp cho bé.


- Phải chú ý độ an toàn khi sử dụng xe cho bé.


- Đề phòng bé nuốt phải dị vật.


- Tập cho bé khả năng tự chơi một mình.


- Tăng cường khả năng chống lạnh của bé.


- Thận trọng khi cho bé dùng những loại thuốc thanh nhiệt giải độc.


- Tập thói quen đại tiện tốt cho bé.


- Trong những ngày thời tiết khô nóng, bôi kem làm ẩm môi chuyên dụng cho bé để môi không bị khô nứt.


- Cho trẻ hoạt động ngoài trời.


4. Tiêm vac-xin


Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.


- Vac-xin phòng bệnh bại liệt dạng viên: uống viên thứ 3, cũng là lần uống sau cùng.


- Vac-xin DTP: lần tiêm thứ 2 trong tháng này.


Những vấn đề cần chú ý


- Phòng ngừa bé bị táo bón.


- Đề phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cảm cúm, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, lao phổi…


- Đề phòng bệnh lồng ruột: phải nhanh chóng đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.


- Đề phòng chứng quáng gà: chú ý bổ sung vitamin A cho bé.

Bạn đừng nghĩ những bé mới biết bò hay ngồi thì chưa thể dạy gì. Đôi khi chính những trò chơi nhỏ lại giúp bé ăn ngon , ngủ ngon hơn .Những hoạt động  mà người lớn tạo ra vừa giúp bé vui vừa dạy bé những bài học đầu đời ý nghĩa.



Dưới đây là những gợi ý về các hoạt động bố mẹ có thể chơi cùng con trong năm đầu đời, giúp bé phát triển trí tuệphát triển kỹ năng vận động theo từng tháng tuổi của bé :


Từ 12 – 24 tháng: Xuất hiện và biến mất


Đây là một trò chơi trong nhà cơ bản, nó phù hợp với trẻ nhỏ khoảng 12 tháng (và ngay cả trước lúc đó, sớm nhất là 8 – 9 tháng trong những hình thức đơn giản). Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh tuyệt vời cho con.


Lựa chọn một số đồ vật nho nhỏ mà con có thể biết (thìa, chai, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông…) và đặt chúng vào một giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật bạn muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ lại giỏ đồ chơi sau đó yêu cầu con tìm lại món đồ đó.


Quan sát nếu con bắt đầu cảm thấy khó chịu phải đưa ngay ra để con không bị ức chế hay cáu kỉnh. Trò chơi này giúp tăng cường sự kiên nhẫn của con.


Từ 12 – 24 tháng: Xếp hình tháp và lâu đài


 


Đôi khi ý tưởng giảm bớt các hình khối đưa cho trẻ chơi vì sợ quá nhiều với trẻ là một sai lầm. Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu – tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ – là một trong những phương pháp đơn giản nhất và được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.


Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của con được tự do phát triển.


Từ 12 – 24 tháng: Trò chơi bãi biển


Giống như kiểu con đang ngoài bãi biển, bạn tạo một khu vực nhỏ sau đó đổ bột mì vào và cho con chơi với chúng một cách tùy thích. Bạn chỉ cần đảm bảo khu vực đó an toàn còn lại hãy để bé tự động tương tác với “đống bột mì” đó. Cũng đừng ngại bẩn vì đây là cách hiệu quả giúp con thoải mái và rèn tính tự lập cho con.


 


Từ 12 – 24 tháng: Lắp ghép


 


Trong số các trò chơi giáo dục tốt giành được sự ưu ái của các chuyên gia vẫn là trò ghép hình. Bạn có những bảng gỗ hoặc nhựa với những con giống hoặc những hình khối hãy để con tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán.


Từ 12 – 24 tháng: Khu vườn bí mật


Chuẩn bị một số trái bóng màu, một sợi dây và vài hình khối để là địa điểm. Dây tạo thành một “khu vườn” trong đó có hồ nước, lâu đài, cây cầu… Đặt quả bóng ở một vị trí trong “khu vườn” rồi yêu cầu con phải đi lấy quả bóng theo cách của mẹ chỉ. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện cho con kĩ năng xác định phương hướng: trước, sau, đi lên, sang ngang… đồng thời xác định vị trí của bé so với các vật xung quanh.


Từ 24 – 36 tháng: Tìm nắp hộp


Có nhiều hộp hình dạng và kích cỡ khác nhau: hộp dầu gội, lon cà phê, trà, hộp sữa… được vệ sinh thất kỹ. Bỏ nắp của các loại hộp này ra. Sau đó yêu cầu trẻ tìm nắp để phù hợp với chiếc hộp bạn đưa ra. Đây là một trò chơi tuyệt vời để rèn luyện thị giác, khả năng phân tích sự khác biệt và tương đồng về hình dạng và kích thước giữa các đối tượng khác nhau. Đây là kỹ năng cần thiết để đọc và viết trong tương lai.


24 – 36 tháng: Tìm hình


Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà bạn có thể đưa những hình có nhiều nhân vật hoặc ít. Hãy để trẻ “truy tìn” từng nhân vật trong ảnh theo gợi ý của bạn. Trẻ càng lớn, nhận thức càng tốt thì càng cần gia tăng số lượng nhân vật cần tìm kiếm mỗi lần chơi. Như vậy sẽ giúp phát triển trí thông mình và trí nhớ qua hình ảnh của trẻ.


24 – 36 tháng: Nhận biết về cơ thể


Đối với một đứa trẻ để hiểu rằng cơ thể của mình có hai mặt đối xứng, bên phải và bên trái là một việc hết sức gian nan và phức tạp. Mỗi đứa trẻ phát hiện ra bên nào sẽ “thuận” hơn theo thời gian, có nghĩa là, sử dụng tay nào trong cùng 1 hành động trẻ cảm thấy thoải mái hơn (tùy thuộc việc thuận tay trái hoặc tay phải). Điều này sẽ giúp trẻ trở nên nhận thức sâu sắc hơn về từng bộ phận cũng như khả năng tiềm ẩn trong cơ thể mình.


24 – 36 tháng: Hãy cho tôi đôi mắt của bạn


 


Đây là trò chơi đơn giản nhưng hứu ích để cải thiện sự tập trung của trẻ. Ngồi trước mặt con rồi bắt con lặp lại tất cả những hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, bạn có thể giơ tay hoặc hạ tay xuống, di chuyển đầu lên xuống… Thay đổi trình tự và làm cho trò chơi thú vị hơn (và cần phải tập trung hơn nữa) nó cũng sẽ giúp tăng tốc độ của chính bạn.


24 – 36 tháng – Ghép hình


Puzzle luôn là niềm đam mê bất tận. Đối với trẻ nhỏ thì dùng tối đa là 20 miếng ghép còn với trẻ lớn hơn thì có thể là vài chục miếng, Trò chơi này đòi hỏi nhiều kỹ năng. Điều đó đối với một số trẻ sẽ giúp thị giác tốt hơn, đồng thời kích thích nhận thức và kỹ năng vận động cho trẻ

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé 4 tháng tuổi -6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:



1. Nguyên tắc khi cho con ăn dặm


Bạn có thể giúp trẻ học thói quen ăn uống theo các nguyên tắc đơn giản sau đây:


- Đa dạng các loại thực phẩm.


- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì trẻ sẽ lảng tránh các thực phẩm khác.


- Cho trẻ ăn nhiều thực giàu protein và cacbon hydrate, rau quả.


- Tránh đường, muối và các thực phẩm giàu chất béo hay các thực phẩm cay nóng.


- Không bao giờ “hối lộ” hay thưởng cho trẻ bằng thực phẩm. Thay vào đó là những nụ hôn, cái ôm chặt và sự quan tâm.


2. Đồ dùng cần có khi ăn dặm?


- Bạn có thể mua cả bộ tập ăn dặm cho bé nhưng thực sự thì nó không cần thiết. Bởi vì có một số cách nấu nướng còn đơn giản hơn thế.


- Một chiếc thìa nhựa mềm là quan trọng nhất đối với các bé ở tuổi này vì lợi của bé đang rất nhạy cảm.


- Một chiếc đĩa nhựa có tác dụng giữ chặt chiếc bát trên ghế cao thay vì phải để bát trên sàn nhà.


- Để tránh rây bẩn, hãy đặt dưới nơi bé ăn 1 thảm chùi chân, một khăn trải bàn hay một vài tờ báo để nhanh chóng dọn sạch rơi rớt sau bữa ăn.


3. Thực đơn ăn dặm bao nhiêu là đủ?


- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.


- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.


 


- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.


Xem thêm bài viết về thực đơn cho bé ăn dặm : cách làm bánh flan , cháo lươn , nấm đùi gà


Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.


4. Nên cho bé ăn ở đâu?


- Bé lúc này đã biết ngồi vì thế hãy cho bé ăn trong một chiếc ghế tập ăn. Tránh để bát bột ở gần bé.


- Không cho bé cầm các thức ăn tập gặm trong khi cho ăn bột vì có thể gây hóc hay nôn trớ.


- Và nếu bé được ngồi ăn tối cùng gia đình, bé sẽ nhanh học được thói quen tốt ngồi ăn vui vẻ cùng cả nhà.


- Chú ý giờ ăn của bé phải luôn chuẩn, không xê dịch.


- Nếu bé từ 8 tháng tuổi trở lên bạn có thể cho bé ngồi bàn để tự xúc ăn vài thìa. Bé sẽ “hoạt động” hết công suất vì chẳng hề hiểu rằng cái bàn để bát đang dần biến thành một bãi chiến trường. Hãy cổ vũ bé tự xúc ăn tối đa nhé.


Lời khuyên & Cảnh báo


Khi bạn cho bé ăn dặm, chắc chắn đầu ra của bé sẽ có sự thay đổi về màu sắc và độ loãng đặc. Điều này là rất bình thường. Nếu nghi ngờ đầu ra của bé thì hãy quan sát vẻ ngoài của bé xem bé có biểu hiện đau bụng không, hãy trao đổi với bác sĩ và ngừng cho bé ăn các loại thực phẩm đang ăn và các loại rau quả. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn chẳng hạn như nước trắng ấm, nước dừa hay nước quả đun chín ít ngọt.

Thời gian bắt đầu ăn dặm là sau khi bé 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi . Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm ăn dặm phụ thuộc vào thể trạng của trẻ, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn.



Trước 4 tháng, cơ thể trẻ còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Nếu bạn cho con ăn dặm sớm có nguy cơ gây tình trạng suy dinh dưỡng.


Lịch ăn dặm cho bé


Chừng nào bé bắt đầu hiểu dần về phương pháp ăn dặm thì bé sẽ ngày càng có hứng thú với các món ăn phong phú hơn (thông thường từ 6 đến 9 tháng tuổi). Mẹ hãy bắt đầu chia lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho mỗi ngày của bé. Kể cả khi bé không thấy đói thì sẽ vẫn có một thói quen đối với lịch ăn đều đặn như vậy.


Mẹ cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát mẹ hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé.


Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé


Bột ăn dặm cho bé mỗi bữa ăn nên bắt đầu thế nào?


Điều này đặc biệt quan trọng nên các mẹ hãy hết sức lưu ý nhé. Khi ăn dặm bé sẽ cho tay vào mồm hay cầm thức ăn ném lung tung nên mẹ hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay miệng cho bé. Hãy bắt đầu mỗi bữa ăn bằng cách rửa và lau sạch tay cho bé, dỗ dành bé và để bé ngồi thẳng. Nếu bé đã biết ngồi, không nên để bé ăn ở tư thế nửa ngồi nửa nằm sẽ rất dễ bị ọe hoặc trớ.


Mẹ hãy tắt Tivi, tắt nhạc để bé tập trung hơn vào bữa ăn và có thể cảm nhận được khi nào thì bé no. Và trên hết mẹ phải làm quen với đống bừa bộn, lộn xộn mà bé gây ra sau mỗi bữa ăn. Trẻ con rất thích vứt thức ăn lung tung vung vãi khắp nơi và đó là điều hoàn toàn bình thường. Có thế bé mới thấy mỗi bữa ăn là một sự thú vị nên mẹ đừng cảm thấy bực mình.


Bé nên ăn gì?


Thực phẩm ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên mẹ hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:


Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé.


Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu mẹ cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ .


Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền mẹ hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.


Thực phẩm bé nên tránh


Mật ong: Nếu mẹ cho bé ăn mật ong quá sớm có thể dẫn đến chứng ngộ độc nghiêm trọng đấy


Cam, quýt, chanh: Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sỹ để xem con có dị ứng với những chất trong các loại hoa quả này không vì nếu bé dị ứng có thể gây nên chứng hăm tã khó chịu cho bé.


Sữa tươi: Tốt nhất mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này.


Các loại hạt, bỏng ngô, nho khô, đậu phộng: Mẹ hết sức lưu ý vì bé có thể bị hóc hoặc nghẹt thở khi ăn những loại thực phẩm này.


Trên đây là những điều cơ bản mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé và cần rất nhiều sự quan tâm, yêu thương của mẹ. Chúc các bé hay ăn chóng lớn để mẹ luôn yên tâm và vui lòng nhé.


4 Món ngon , dinh dưỡng cho mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé  :


Hướng dẫn cách nấu cháo rau ngót Nhật cho bé ăn dặm


Cháo rau ngót Nhật là món giàu dinh dưỡng, rất mát cho bé, nhiều DHA, canxi,đạm, và sắt. Món này thường rất hợp cho các bé đang bị táo bón và đầy hơi. Rau ngót Nhật mềm hơn rau ngót ta, lại có vị ngọt nên khá dễ ăn chắc chắn sẽ làm bé hài lòng. Em xin mách chị em công thức làm Cháo tôm đậu xanh rau ngót Nhật của mình:


Nguyên liệu:


- 8 thìa gạo.


- 1 thìa đỗ xanh ( Dưới 1 tuổi thì đỗ xanh tách vỏ, trên 1 tuổi là đỗ xanh nguyên hạt)


- 3 con tôm


- 50g rau ngót Nhật


- 1 tép hành khô


- 1 miếng bơ lạt, phô mai


- Dầu oliu, chút nước mắm


Cách làm:


Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 12


Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhỏ nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 13


Bước 3: Rau ngót Nhật rửa sạch, thái sợi chỉ và cắt nhỏ


Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua ( xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây)


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 15


Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào qua vào quyện đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Sau đó cho tiếp rau ngót Nhật vào và nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu Oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 16


Khi đó phô mai dầm nhỏ trong bát, và cho cháo vào và quấy đều cho phô mai quyện đều vào cháo.Sản phẩm sẽ là bát cháo bắt mắt với màu hồng của tôm, màu xanh của rau và đỗ xanh. Mùi thơm của bơ và phô mai, sẽ không còn mùi tanh của tôm nữa. Nhưng khi thưởng thức vẫn thấy vị ngọt bùi của tôm, vị mát thanh của rau ngót Nhật.


Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm


Nguyên liệu:


- Bí ngô: 2 chén


- Bông cải xanh: 1 – 2 bông


- Dầu ôliu: 1 thìa canh


- Nước: 1/3 chén


Cách làm:


- Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.


- Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.


- Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.


Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ


Nguyên liệu:


- Khoai lang to: 2 củ


- Hành tây: 1 củ


- Nước dùng gà: 4 chén


- Gia vị, dầu ăn hoặc bơ


Cách làm:


- Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.


- Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.


- Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.


- Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.


Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé


Nguyên liệu:


- 3 củ cà rốt


- 1 quả cam


- 100ml nước cốt dừa


- Gia vị: muối và tiêu


 


Cách làm:


- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhỏ.


- Cam ép lấy nước.


- Cho nước cam, cà rốt nạo nhỏ, cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm sao cho ngập nguyên liệu rồi đun sôi.


- Thêm gia vị vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Dùng đũa trộn đều tất cả nguyên liệu. Khi súp thật mịn và quyện thì tắt bếp.


- Món này nên dùng nóng. Người lớn cũng có thể ăn kèm với bánh mỳ. Vì thế, các mẹ hãy nấu thêm khẩu phần cho cả gia đình để cùng thưởng thức với bé yêu nhé.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trong khoảng thời gian bé bốn tháng tuổi đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy việc của bạn là phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó, thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý cha mẹ.


Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.


Chắc chắn con bạn đã sẵn sàng.


Theo các bác sĩ, bạn nên đợi đến khi con được từ bốn đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó.


Theo dõi khả năng dung nạp đồ ăn của con


Khi bắt đầu chuẩn bị bột ăn dặm cho bé , bạn đừng trổ tài làm món mới liên tục cho bé vội làm gì. Bạn nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi hãy chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem con có thích đồ ăn đó không hay có bị dị ứng với loại nào không.


Nếu bé thích thú với thực đơn cho bé ăn dặm thì  chúc mừng bạn, bạn là người vô cùng may mắn vì con bạn dễ tính, không khảnh ăn. Còn nếu bé khóc, quấy, không chịu ăn, tiêu chảy, bạn hãy thử đổi món ăn và cho con thêm thời gian để tập làm quen với mùi vị mới.


Mỗi tuần cho bé ăn thực đơn ăn dặm với loại thức ăn mới


Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.


Lịch ăn dặm cho bé


Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.


Không kéo dài thời gian ăn


Tâm lý cố ép con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa cho con đi rong cả phố, để bữa ăn của con kéo dài tới 1, 2 tiếng là lỗi của khá nhiều bà mẹ. Điều này khiến đồ ăn của con không được đảm bảo, bị vữa, nguội, không còn ngon, dẫn đến việc bé chán ăn.


Thêm vào đó, ăn lâu nên dẫn tới thời gian bữa sau lại gần kề, con chưa kịp “thở” đã phải “chiến đấu tiếp hiệp sau”, bé sẽ có tâm lý sợ, ghét ăn, không hào hứng với việc ăn uống.


Các bà mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng dưới 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ăn dặm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Có nhiều cách ăn dặm cho bé, tuy nhiên mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm chưa? Hãy lựa chọn đúng đắn nhé bởi ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn định hướng tới việc ăn uống sau này ở trẻ.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ.


1. Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào?


Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:


- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.


- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.


- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.


- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.


Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.


Cách chế biến bột ăn dặm cho bé


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.


Thực đơn ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.


Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.


Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.


 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Bánh Flan mang hương vị của Nhật Bản bởi vị thơm ngon đặc trưng kết hợp với vị the mát của trà xanh tạo nên bánh flan trà xanh vừa ngon lại vừa bổ cho sức khỏe .Không chỉ vậy bánh flan còn thích hợp với mọi lứa tuổi , món ăn để mẹ chăm sóc trẻ , mẹ mang thai 3 tháng đầu .


Với cách làm bánh flan đơn giản hãy bắt tay vào chuẩn bị cho gia đình bạn món ăn thơm ngon này nhé .



Nguyên liệu:


- 2 quả trứng gà


- 200ml sữa tươi


- 50ml kem tươi


- 100gr đường


- 10gr bột trà xanh


- Khuôn đựng và khay nướng


Cách làm:


- Cho 50gr đường vào nồi và đổ nước xâm xấp đường để khoắng phần caramen phía dưới. Các bạn chú ý không ngoáy đường mà chỉ lắc nhẹ để đường và nước hòa vào nhau. Đến khi đường chuyển màu đậm hơn màu mật ong chút là được.


- Tráng phần nước đường vào các khuôn đựng carmen.


- Đập trứng ra bát, khuấy đều đến khi trứng nổi bọt. Cho sữa, kem tươi và 50gr đường còn lại vào nồi, bắc lên bếp đến khi sữa đạt tầm 70-80 độ là được. Rót sữa vào hỗn hợp trứng và khuấy đều.


- Pha 10gr bột trà xanh với ít nước lạnh. Đổ trà xanh vào hỗn hợp trứng sữa và tiếp tục đánh đều. Lọc bỏ hỗn hợp qua rây cho bớt lợn cợn.


- Đổ hỗn hợp trứng sữa trà xanh vào khuôn đựng carmen. Cho bánh flan vào khay nướng, đổ nước sôi vào khay sao cho ngập 2/3 khuôn và đem nướng cách thủy ở 160 độ C trong 30 phút. Thử bánh chín bằng cách cắm một que tăm vào giữa bánh, rút lên không thấy nước chạy ra, tăm sạch là bánh chín.


Bánh flan trà xanh với mùi đặc trưng thơm mát của trà xanh và đăng đắng của nước đường hòa quyện với vị béo của sữa kem và trứng mang lại hương vị đặc biệt cho người ăn. Mình đảm bảo gia đình bạn sẽ thích mê món caramen với hương vị trà xanh này.


Chú ý:


- Để bánh được mềm mịn hơn thì ở bươc 3 khi trộn được hỗn hợp trứng, sưa, trà xanh.. bạn có thể dùng bộ lọc lọc lại để loại bỏ các cặn và vón cục.


- Bánh flan trà xanh sẽ ngon hơn khi bạn để vào tủ lạnh


Bonus Học cách làm bánh Flan trà xanh hương vị Nhật BảnBonus: Tại sao trà xanh lại tốt?


- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: nhờ dưỡng chất có nguồn gốc thực vật epigallocatechin gallate (EGCG), trà xanh  có tác dụng chống vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa ung thư, đốt cháy mỡ bụng, bảo vệ tim mạch…


- Những chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm da căng mịn và sáng ra. Việc sử dụng trà xanh thường xuyên sẽ giúp da khỏe và có độ đàn hồi tốt.


- Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa mạnh có thể chống lại các gốc tự do những tác nhân có liên quan tới nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm như viêm khớp, tiểu đường. Bên cạnh đó, trà xanh còn hạn chế cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa, giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí giảm được nguy cơ ung thư

Từ 1-2 tuổi là giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng của trẻ. Bé đã biết đi, sử dụng đồ vật và biết nói nên luôn tò mò và hăng hái khám phá, học hỏi mọi thứ xung quanh. Cha mẹ nên tận dụng điều đó để giúp trẻ trải nghiệm, phát triển trí não tốt hơn.



Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp cha mẹ phát triển trí não cho bé:


1- Cho bé thử những loại hình trò chơi trong nhà và ngoài trời khác nhau như đồ chơi lớn để bé có thể kéo, đẩy hoặc cưỡi, các đồ chơi chuyển động bằng dây cót, hay trò chơi sắp xếp nhà cửa . đồ chơi theo cách riêng của bé ,những hộp hình nộm vui nhộn bung ra bất ngờ khi bật nắp, bộ đồ chơi lắp ráp Lego, xếp hình, đồ hóa trang, con rối tay, đồ chơi phát triển nghệ thuật…


Tuy nhiên, để tránh gây cảm giác nhàm chán cho bé, vào mỗi tuần bạn sắp xếp xen kẽ những loại đồ chơi này với nhau để giúp bé hào hứng hơn và không mau chán.


2- Phát triển kỹ năng toán học bằng cách cho bé chơi  trò hành trình tìm số: Khi bạn chở bé đi ngoài đường, hãy thử bảo bé tìm kiếm những con số xuất hiện trên đường phố, bảng hiệu cửa hàng và trên những biển báo giao thông. Rồi bạn cùng bé gọi to những con số ấy lên. Ở lứa tuổi này bé đã có thể nhận biết các con số từ 1 đến 10 trước khi đi nhà trẻ.


Nối kết những con số: Trò chơi có vẻ cũ này sẽ giúp trẻ hiểu sự liền mạch của dãy chữ số, theo sau 1 sẽ là 2, tiếp sau 2 sẽ là 3, v.v…Trong nhà sách cũng có những sách truyện nhiều màu sắc được sắp xếp theo thứ tự liền nhau, bạn có thể tận dụng cơ hội dẫn bé đi nhà sách để giúp bé học toán.


3- Bạn có thể kích thích sự phát triển toàn diện giác quan của bé thông qua các trò chơi đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều về mặt xúc giác như nặn đất sét, chơi cát và đặc biệt là trò chơi liên quan đến âm nhạc như đồ chơi mô phỏng nhạc cụ với màu sắc sặc sỡ.


4- Vẽ trên giấy những điều trẻ nghĩ


Trẻ thường thích vẽ những gì chúng thấy và suy nghĩ, về gia đình, cha mẹ, ông bà hay cảnh vật, thậm chí là những hình ảnh nguệch ngoạc. Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới. Tuy nhiên đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần. Không nên cho bé làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt. Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.


5- Nên dành thời gian dẫn bé đi khám phá và trải nghiệm cuộc sống muôn màu xung quanh, các địa điểm vui chơi, hoạt động giải trí ngoài trời như hồ bơi, sở thú, sân bay…


Mẹ đừng quên mang theo một cuốn sách thú vị dạy bé những điều hay khi đến bất cứ đâu bạn nhé. Những cuốn sách hay dành cho trẻ luôn có mặt tại các quầy báo, cửa hàng sách gần nhà bạn đấy.

Thời gian bắt đầu ăn dặm là sau khi bé 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm ăn dặm phụ thuộc vào thể trạng của trẻ, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn.



Trước 4 tháng, cơ thể trẻ còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Nếu bạn cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ gây tình trạng suy dinh dưỡng.


Trong thời gian này các mẹ cần phải chăm bị sẵn sàng kiến thức từ chọn bột ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng , đến việc tập cho bé ăn dặm , ăn dặm thế nào là đúng cách .


Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp mẹ chăm sóc trẻ chu đáo trong thời kỳ ăn dặm này :


Những khó khăn của mẹ khi cho con ăn dặm và cách xử lý nhanh :


Bé né tránh thức ăn


Bé chưa có tâm trạng để ăn, cách duy nhất để bé muốn bạn biết là né tránh chiếc muỗng đó. Vấn đề gì ẩn sau việc bé biểu tình không chịu ăn? Có thể do bé quá mệt mỏi, bị phân tâm hoặc bị nhiễm lạnh – hoặc bé không ưa thích món nằm trong thực đơn. Dù lý do là gì, bạn cũng nên tôn trọng bé. Nếu món ăn khác không thể hấp dẫn được bé, bạn nên ngừng việc cho bé ăn và thử lại sau đó. Rất có khả năng bé sẽ ăn nhanh sau khi được nghỉ ngơi.


Bé phun thức ăn ra


Dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức để pha loãng thức ăn bạn chuẩn bị cho bé – nước trắng cũng được, nhưng trẻ sẽ thấy dễ ăn hơn với những món đã có mùi quen thuộc. Cho một ít thức ăn vào muỗng hoặc đầu ngón tay rồi cho vào miệng bé. Nếu em bé tiếp tục dùng lưỡi đẩy thức ăn ra sau vài lần, bạn cũng đừng quá buồn phiền. Đơn giản là con bạn chỉ muốn cho bạn biết bé chưa sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm. Hãy đợi thêm một tuần nữa rồi thử lại.


Bé khó chịu khi ăn


Bạn đừng vội kết luận điều gì. Bé cần thời gian làm quen với mùi vị và độ rắn của những món mới, nên có thể bé thấy ngạc nhiên khi ăn. Một khi đã ăn quen, bé sẽ vui vẻ mĩm cười khi bạn đút. Nên nếu bé nhún vài mỗi khi bạn cho bé ăn rau và đậu, bạn hãy kiên trì, có thể sẽ mất 15 lần ăn thử trước khi bé chấp nhận món mới.


Như thế nào là cho trẻ ăn dặm đúng cách?


Bạn nên bắt đầu thực đơn ăn dặm bằng một vài muỗng bột, sau đó tăng dần đều và kết hợp với việc cho trẻ bú bằng sữa mẹ và sữa mẹ vẫn đóng vai trò chủ chốt.


Sau 9 tháng bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn cháo với các loại thực phẩm khác nhau: thịt, trứng, rau, tôm cua, dầu oliu, dầu mè sao cho khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, rau trái cây và dầu thực vật.


Để bé dễ tiếp nhận với quá trình ăn dặm bạn nên thay đổi thực đơn phong phú, một phần kích thích sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ tránh tình trạng trẻ biếng ăn, ăn trong tình trạng không hấp thụ thức ăn.


Cho trẻ ăn dặm đúng cách một phần ở sự thấu hiểu tâm lý trẻ. Thời kì trẻ ăn dặm cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu có những khám phá về thế giới xung quanh. Hãy biến món ăn dặm trở thành thế giới kì diệu để trẻ khám phá và thích thú. Cho trẻ ăn dặm đúng cách là cách bạn tạo những bước đi đầu đời vững chắc trong quá trình phát triển của trẻ.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi, đây là thời điểm có thể cho con ăn dặm, rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ . Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về cho con ăn dặm. hãy cùng tìm hiểu nhé.



Cho trẻ ăn dặm như thế nào?


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được cho con ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:


Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.


Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.


Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.


Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Ăn dặm cũng cần đúng cách


Nguyên tắc cho con ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. Cụ thể, theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học – 2004), tháng đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi.


Thức ăn của bé cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá. Các mẹ cũng nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt vào các bữa ăn dặm của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt.


Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.


Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.

Thời gian phát triển đầu đời của trẻ là quãng thời gian vô cùng quan trọng  ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và nhận thức của trẻ sau này. Vậy các bậc phụ huynh phải làm thế nào để giúp các con phát triển trí tuệ , phát triển kỹ năng một cách toàn diện & vượt trội trong những tháng đầu đời.



1 tháng tuổi.


Hãy dành thời gian để ở sát bên con (theo nghĩa đen). Ở tuổi này, bé nhìn rõ sự vật tốt nhất trong cự ly 20-40cm. Khi mắt bé đang phát triển, bé thích nhìn ngắm các khuôn mặt. Vậy nên, khi con không ngủ, hãy giữ gương mặt bạn thật gần trước mặt bé và hãy tích cực nựng nịu con nhé!


2 tháng tuổi


Hãy giúp con phát triển kỹ năng cử động bàn tay và thị giác tốt hơn bằng cách cầm tay bé vỗ nhẹ vào nhau và hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước cử động và âm thanh của bạn để phát triển khả năng phối hợp tay – mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu học theo biểu cảm của bạn. Hãy bế con thật gần và thè lưỡi, há miệng hoặc cười thật tươi. Trong vài tháng tới đây, bạn sẽ thấy bé bắt chước theo những hành động đó của bạn.


3 tháng tuổi


Bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và đập tay vào mọi thứ. Hãy khuyến khích sự phối hợp tay – mắt của con bằng cách cầm lục lạc và đồ chơi sặc sỡ đưa cho con để bé có thể học cầm nắm. Bé cũng sẽ rất hứng khởi với việc tự nâng đầu mình lên, hãy khích lệ kỹ năng này bằng những giờ chơi trong tư thế nằm sấp. Bạn có thể đặt gương an toàn để bé soi mình vào và phấn khích ngóc cao đầu hơn khi nhìn thấy hình ảnh ngộ nghĩnh của mình trong gương


4 tháng tuổi


Phát triển kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của bé đang nở rộ. Bé sẽ cho bạn thấy biểu cảm phấn khởi khi bạn giơ đồ chơi ra trước mặt bé, và sẽ ọ ẹ nhăn nhó khi bạn giấu nó đi. Và đoán xem nào, cục cưng của bạn đã biết “nhột”! Phản xạ “nhột” phát triển vào khoảng tuần tuổi thứ 14 của bé.


5 tháng tuổi


Mắt và tai bé đã có thể nhìn và nghe rõ như bạn rồi đấy. Và bé cũng đã bắt đầu biết bập bẹ rồi mẹ nhé! Hãy cố gắng đáp lại con và lập đi lập lại các phụ âm để giúp bé biết cách giao tiếp. Nhắc lại các từ ngữ và khuyến khích bé khi bé cố gắng bắt chước bạn. Đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu đọc sách cho con và gọi tên các đồ vật.


6 tháng tuổi


Bé sẽ sớm học ngồi và tìm cách di chuyển. Hãy để bé được tự do di chuyển bằng cách cho bé nằm sấp, đặt đồ chơi trên sàn cách khỏi tầm với của bé một chút và khuyến khích bé với lấy đồ chơi. Vì trẻ con ở tuổi này thích nhét mọi thứ vớ được vào miệng, nên hãy đảm bảo bạn cho con chơi những món lớn hơn lõi cuộn giấy vệ sinh; ngoài ra, một khi bé đã có thể tự di chuyển, hãy đảm bảo mọi ngóc ngách trong nhà bạn đều an toàn cho bé.


7 tháng tuổi


Kỹ năng điều khiển bàn tay của bé đã tốt hơn nhiều, và bé sẽ có thể dùng tay gắp nhặt đồ vật được trong vài tháng tới. Hãy kích thích phát triển kỹ năng vận động tinh và phối hợp động tác bằng cách đưa cho bé những đồ vật an toàn, chẳng hạn muỗng hoặc chén nhựa, hoặc bạn có thể cho con ra ngoài vườn chơi nhổ cỏ. Ban đầu, bé có thể túm cỏ bằng cả bàn tay, nhưng bé sẽ hứng thú với những gì mình làm và cố gắng dùng ngón tay nhổ từng lá cỏ hơn.


8 tháng tuổi


Đây là thời điểm thích hợp để bạn kích thích cảm giác về không gian và cách sử dụng từ ngữ của bé. Đầu tiên, hãy đưa cho bé một món đồ chơi được đặt trong một món khác (như chiếc hộp mở nắp hoặc một chiếc nồi). Hoặc bạn có thể hỏi bé “Mũi của con đâu?” và chỉ vào mũi của bé. Khi bạn lập lại trò chơi, hãy thay bằng những bộ phận cơ thể khác, nó sẽ giúp bé hiểu được nghĩa của từ.


9 tháng tuổi


Bé có thể hứng thú đặc biệt với các đồ vật có trục xoay và cách mà chúng vận hành. Hãy xem bé mân mê lật giở sách, mở cửa tủ, mở nắp hộp có bản lề… hàng chục lần, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt qua trò chơi đó đấy mẹ ạ!


10 tháng tuổi


Bé có thể thích tìm những vật bị giấu, bạn hãy chơi trò “Nó đâu mất rồi?” để giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh và xây dựng khái niệm về sự tồn tại của đồ vật – đồ vật không biến mất khi bé không thể nhìn thấy nó. Hãy giấu một món đồ chơi sáng màu dưới một tấm khăn hoặc cho cát vào hộp đựng, tiếp đến hãy cầm tay con đặt lên món đồ bị giấu đó, chẳng bao lâu bé sẽ tự biết tìm đồ vật mà không cần được giúp đỡ nữa.


11 tháng tuổi


Hãy tiếp tục cùng con rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ bằng các trò chơi và bài hát. Kỹ năng ngôn ngữ được phát triển thông qua tương tác giữa người với người – không phải là qua TV và đĩa DVD cho trẻ đâu các mẹ nhé, hãy nói chuyện với bé nhiều nhất có thể. Hãy kể cho bé nghe bạn đang làm gì, hãy đặt câu hỏi cho bé, và đừng quên sử dụng điệu bộ và thanh điệu.


Năm đầu đời của bé


Một số bé biết nói sớm, một số sẽ bò sớm hơn các bé cùng lứa cả tháng. Mọi em bé đều có tốc độ lớn của riêng mình. Sự phát triển hơi khác đi một chút hiếm khi là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề. Nếu bạn lo lắng về con mình, hãy đưa bé đi khám nhi khoa. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé, những khác biệt nho nhỏ là điều bình thường với trẻ nhỏ thôi mà.


Bạn sẽ thấy con lớn lên và có những tiến bộ mới mỗi ngày , từng tháng một, với từng điểm mốc phát triển đặc thù, bạn sẽ giúp con phát huy khả năng của mình và dạy cho con thêm biết bao điều mới lạ.