Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé 4 tháng tuổi -6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:



1. Nguyên tắc khi cho con ăn dặm


Bạn có thể giúp trẻ học thói quen ăn uống theo các nguyên tắc đơn giản sau đây:


- Đa dạng các loại thực phẩm.


- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì trẻ sẽ lảng tránh các thực phẩm khác.


- Cho trẻ ăn nhiều thực giàu protein và cacbon hydrate, rau quả.


- Tránh đường, muối và các thực phẩm giàu chất béo hay các thực phẩm cay nóng.


- Không bao giờ “hối lộ” hay thưởng cho trẻ bằng thực phẩm. Thay vào đó là những nụ hôn, cái ôm chặt và sự quan tâm.


2. Đồ dùng cần có khi ăn dặm?


- Bạn có thể mua cả bộ tập ăn dặm cho bé nhưng thực sự thì nó không cần thiết. Bởi vì có một số cách nấu nướng còn đơn giản hơn thế.


- Một chiếc thìa nhựa mềm là quan trọng nhất đối với các bé ở tuổi này vì lợi của bé đang rất nhạy cảm.


- Một chiếc đĩa nhựa có tác dụng giữ chặt chiếc bát trên ghế cao thay vì phải để bát trên sàn nhà.


- Để tránh rây bẩn, hãy đặt dưới nơi bé ăn 1 thảm chùi chân, một khăn trải bàn hay một vài tờ báo để nhanh chóng dọn sạch rơi rớt sau bữa ăn.


3. Thực đơn ăn dặm bao nhiêu là đủ?


- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.


- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.


 


- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.


Xem thêm bài viết về thực đơn cho bé ăn dặm : cách làm bánh flan , cháo lươn , nấm đùi gà


Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.


4. Nên cho bé ăn ở đâu?


- Bé lúc này đã biết ngồi vì thế hãy cho bé ăn trong một chiếc ghế tập ăn. Tránh để bát bột ở gần bé.


- Không cho bé cầm các thức ăn tập gặm trong khi cho ăn bột vì có thể gây hóc hay nôn trớ.


- Và nếu bé được ngồi ăn tối cùng gia đình, bé sẽ nhanh học được thói quen tốt ngồi ăn vui vẻ cùng cả nhà.


- Chú ý giờ ăn của bé phải luôn chuẩn, không xê dịch.


- Nếu bé từ 8 tháng tuổi trở lên bạn có thể cho bé ngồi bàn để tự xúc ăn vài thìa. Bé sẽ “hoạt động” hết công suất vì chẳng hề hiểu rằng cái bàn để bát đang dần biến thành một bãi chiến trường. Hãy cổ vũ bé tự xúc ăn tối đa nhé.


Lời khuyên & Cảnh báo


Khi bạn cho bé ăn dặm, chắc chắn đầu ra của bé sẽ có sự thay đổi về màu sắc và độ loãng đặc. Điều này là rất bình thường. Nếu nghi ngờ đầu ra của bé thì hãy quan sát vẻ ngoài của bé xem bé có biểu hiện đau bụng không, hãy trao đổi với bác sĩ và ngừng cho bé ăn các loại thực phẩm đang ăn và các loại rau quả. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn chẳng hạn như nước trắng ấm, nước dừa hay nước quả đun chín ít ngọt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét