Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Nếu thời tiết xấu, bạn không thể cho nhóc tì hiếu động của mình ra ngoài trời thì có thể cùng con chơi những trò dưới đây để vừa mang lại tiếng cười trong gia đình, vừa giúp bé phát triển kỹ năng.


Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh đều là bạn chơi ; tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách chấp nhận và sống chung với điều đó một cách vui vẻ ngay cả những trò chơi trong nhà .



Chiếc hộp thần kỳ:


Các bậc cha mẹ phát hiện ra rằng mỗi khi mua đồ chơi cho bé độ một tuổi, bé chỉ thích chơi hộp. Lợi dụng sở thích của trẻ khi mở quà, bạn hãy tổ chức một trò chơi với những hộp còn đủ nắp (tốt nhất là hộp giầy). Trong mỗi hộp bạn đặt một loại đồ vải nào đó như miếng xốp tắm, trái banh len, vải chùi nồi mới, quả bóng làm bằng giấy kiếng, giấy nhám vuông khổ to hay một túi đá nhỏ.


Trẻ thích cầm xem và khám phá những đồ vật này. Bạn hãy nói cho trẻ biết sự khác nhau về hình dạng và chất liệu của đồ vật. Ðặt hộp nhỏ bên trong hộp lớn, trẻ sẽ thích thú và ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Ðối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bạn hãy đặt ra những trò chơi có liên hệ đến trí nhớ hay  trò sắp xếp nhà cửa (như trò tìm chìa khóa của mẹ trong hộp) sẽ tại hứng thú cho bé yêu .


Trò chơi tấm ảnh dính:


Trò chơi bắt đầu bằng việc thu lượm vật thải. Bạn cùng bé nhặt những thứ rác nhẹ trong sân (lá cây, cỏ dại, cây con). Sau đó trở vào nhà, nhặt thêm các loại rác thủ công (lông chim, chỉ vải, các trái bóng nhỏ, khăn giấy nhàu) tập trung thành đống. Dán một tờ giấy lớn (tốt nhất dùng giấy có mặt dính, nếu không bạn có thể dán băng keo 2 mặt lên mặt giấy) lên tủ lạnh.


Cho bé chơi và dán những vật thu lượm được lên mặt dính của tờ giấy. Ðặt tên những vật mà bé đã dán. Bạn chú ý đừng để bé tiếp cận những vật nhỏ có thể gây ngạt. Ðể giữ cho vật dán không rơi ra, bạn dán thêm một tờ decal trong cùng cỡ phủ lên và nhấn mạnh xuống. Nào, ta cùng nhấn.


Ban nhạc của bé:


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng.


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng . Ngoài những vật có thể gây tiếng động như xoong nồi, bạn có thể cho trẻ chơi những vật có sẵn trong nhà:


 


Hộp lắc: thu thập các loại vỏ đồ hộp nắp nhựa như hộp khoai tây chiên khô hay hộp cà phê. Cho gạo hay các hạt khô vào hộp. Dán kín nắp lại. Bạn và trẻ cùng trang trí bên ngoài hộp. Khi làm xong bạn hãy đưa hộp cho trẻ lắc.


Trống: Bạn hãy tháo nắp những hộp trống rồi dán băng keo các cạnh hộp lại. Dán nhiều hộp lại với nhau rồi cho trẻ gõ. Chú ý âm thanh khác nhau của từng cái trống.


Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh trầm và bổng.


Trò chơi nước có liên quan đến toán:


Trẻ nhỏ thích xem bố mẹ chúng đổ nước vào các vật chứa. Trẻ em rất thích nước. Chúng bị lôi cuốn bởi tiếng nước róc rách và cảm giác khác lạ khi chạm nước. Nước còn giúp trẻ định hình các khái niệm toán (nước ở ly này nhiều hơn ly kia, hoặc nước trong muỗng ít hơn trong chén…).


 


Trẻ em rất thích nước, hãy tạo cho trẻ những trò chơi an toàn và thú vị với nước.


Cho một ít nước vào chậu tắm trẻ. Bạn cần chú ý nhiệt độ trong phòng phải đủ ấm cho trẻ, nếu dùng bồn tắm người lớn phải lót tấm trải chống trượt. Cho vào bồn tắm các loại đồ chơi như tô, chén, phễu, chai lọ, búp bê… Ðể trò chơi thêm phần vui nhộn, bạn thổi bong bóng xà phòng vào bồn tắm trò chơi này sẽ giúp bé sự phát triển trí tuệ bé rất tốt


 


Vườn thú giả:


 


Hãy thu thập những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà. Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo, tiếng ngựa hí…). Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả lời bằng cách hình dung con vật. Trò chơi này giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát triển ý tưởng cá nhân. Nó còn giúp cháu vận dụng trí nhớ.


Cát hay bột nặn?


Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn – việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại bột nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!


Xé và dán giấy


 


Trò chơi này có lẽ không ít các bậc cha mẹ biết tới tuy nhiên không nhiều người tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại trong việc chơi với con.


Không chỉ là trò chơi tốn ít chi phí, việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau còn giúp bé luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà nó còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt khi bạn biết cách. Ví dụ bạn có thể cùng bé xếp hình các loại cờ của các quốc gia, xếp đến đâu gọi tên nước đến đó, bé sẽ rất nhớ cờ nào của nước nào sau khi xếp được hình cờ đấy


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét