Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Bạn thấy bé nhà mình khá nhút nhát mà không biết tại sao. Nhà tâm lý học Ian Wallace sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ.Câu trả lời có thể là bé sinh ra đã có gene nhút nhát. Hầu hết bé nhát có một loại dây thần kinh khiến bé nhạy cảm, dễ lo lắng nhưng tất nhiên, bé vẫn thông minh và đầy cảm xúc.


Nhà tâm lý học Ian Wallace người Mỹ giải đáp một số thắc mắc của cha mẹ có ít bạo dạn:


1. “Bé nhà tôi không nhìn vào mắt người đối diện và cũng ngại chào hỏi. Tôi phải làm gì đây?”


Dù bạn có muốn thế nào cũng đừng bắt ép bé phải nhìn vào mắt người đối diện. Bé nhà bạn có thể muốn cất lời chào nhưng vì quá nhút nhát; do đó, chỉ trích bé là không công bằng. Bạn có thể thực hành với bé tại nhà, động viên, khen ngợi mỗi khi bé nhìn thẳng vào mẹ khi nói chuyện.


Khi có khách quen đến nhà, bạn cần động viên bé làm như thế. Bé nhà bạn cần có tâm lý thoải mái, vì vậy, hãy khen ngợi: “Mẹ yêu khuôn mặt xinh đẹp hay cười của con”.


Từ từ xây dựng sự tự tin cho bé, rồi dần dần bé sẽ biết cách giao tiếp tốt hơn.


5 câu hỏi thường gặp về tính nhút nhát của con 1

2. “Cả nhà tôi chào đón ông bà nội ở dưới quê lên chơi. Tuy nhiên, bé nhà tôi khép nép chui vào một góc, không chạy lại chỗ ông bà. Liệu bé có quá nhút nhát không?”


Một cuộc gặp gỡ đông người là quá sức đối với bé nhút nhát. Vì thế, hãy bắt đầu giới thiệu ông bà với bé để bé cảm nhận được môi trường an toàn trong chính ngôi nhà của mình.


Có thể xây dựng sự tự tin cho bé bằng cách để ông bà ngồi cạnh bé và cùng xem phim hoạt hình. Cho bé gặp gỡ ông bà từ từ để bé củng cố lòng tin trước khi bé chơi với ông bà được lâu hơn.


Để tăng mạnh dạn cho con, nên cho bé tham gia thường xuyên các nhóm nhỏ như nhóm họ hàng, bạn bè trong nhà của bé. Chuẩn bị cho bé một bữa tiệc, nói với bé sẽ mời ai và chơi trò gì. Đừng ép bé phải hòa đồng với tất cả mọi người. Nếu có ai muốn gần gũi bé, người đó cần nhẹ nhàng, như kiên trì ngồi xổm để chơi cùng bé.


3. “Bé nhà tôi từ chối đi chơi với những bé khác. Bé thường quấn lấy mẹ và chỉ thích có mẹ chơi cùng”


Bé không thích chơi với bạn bè mà chỉ bám lấy mẹ có thể với bé, như thế mới an toàn. Bạn cần bình tĩnh nói: “Mẹ không thể chơi với con bây giờ được. Con chơi với bạn Jack nhé”.


Bạn tránh giận dữ hay thất vọng về bé. Trước khi đưa bé đi chơi, bạn cần giải thích cho bé là bạn không thể chơi cùng con nhưng bạn sẽ tham gia nếu bé sẵn lòng chơi chung với bạn khác. Có thể động viên: “Hai mẹ con mình ra xem bạn Tôm đang làm gì đi”.


Hãy giới thiệu bé với những bé khác và đừng than thở về tính nhút nhát của bé với những bậc phụ huynh bên cạnh.


5 câu hỏi thường gặp về tính nhút nhát của con 2

4. “Bé nhà tôi chỉ có bố hoặc mẹ mới cho ăn uống được. Ngoài bố mẹ, ai cho gì bé cũng từ chối. Tôi phải làm sao?”


Có thể nhờ một vài người thân đưa cho bé đồ ăn nhưng phải lặp lại nhiều lần. Nếu bé từ chối, hãy tạm ngừng và nhờ họ thử lại sau đó. Đồng thời, bạn cũng nên ca ngợi những nỗ lực của bé: “Con cầm bánh của cô đi. Con nói cảm ơn cô ạ”.


5. “Bé nhà tôi nhát và ít nói. Ngay cả người thân trong nhà hỏi, bé cũng không muốn trả lời. Liệu tôi có nên lo lắng?”

Bé nhà bạn có thể có trục trặc về ngôn ngữ nhưng cần đưa bé đi khám trước khi kết luận.


Để bé biết lắng nghe, bạn cần đặt cho bé những chỉ dẫn đơn giản và rõ ràng. Nên dùng từ ngữ quen thuộc và không nóng vội trả lời thay cho bé. Bất cứ khi nào bé nói, bạn nên lắng nghe và kiên nhẫn, đồng thời cổ vũ bé kịp thời.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những đứa trẻ trên 1 tuổi rất có khả năng làm cha mẹ bối rối. Và dưới đây là một số tình huống hay gặp nhất.

1. Không sợ hãi


Ở độ tuổi này, trẻ chưa biết phân biệt điều gì là nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm. Chẳng thế mà chúng sẵn sàng túm lấy đuôi con mèo đang giận dữ hay cố gắng nhảy xuống từ một bề mặt rất cao. Hoặc thách thức anh chị của mình để xảy ra cuộc ẩu đả. Và thường thì những việc này kết thúc không mấy tốt đẹp.

 

Học cách thận trọng là một trong những phần quan trọng của quá trình phát triển. Miễn là nó an toàn, cha mẹ nên tạo cơ hội cho con tìm hiểu những điều có thể xảy ra, như vậy trẻ sẽ nhớ lâu hơn và tự nhận thức được cái nào có thể gây nguy hiểm. Khi đã hiểu được vấn đề đó con sẽ nhớ và tự động không lặp lại những hành động đó nữa.

 

2. Nghĩ gì nói nấy


Khi con đã biết nói thường thì trẻ sẽ nói ra tất cả những điều mình nghĩ mà không e dè gì cả. Đôi khi con còn nói lại những câu mà mình nghe được. Không lạ lùng gì nếu một ngày con vô tình nhận xét một người khách đến nhà là: “cô xấu như ma mút” chẳng hạn! Nếu như vậy chắc chắn bạn sẽ ngượng chín mặt và không biết nói sao.

 

Nhưng bạn phải hiểu rằng đây là thời kỳ con bắt đầu học cách giao tiếp. Vì vốn từ chưa nhiều cùng những suy nghĩ non nớt nên con sẽ thể hiện tất cả những gì con biết ra bên ngoài. Cho nên đừng lo lắng, hãy dạy con nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh, đồng thời tăng cường giao tiếp với con để mở rộng vốn từ cũng như giúp bé biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.

 

3. Không có khái niệm thời gian


10 điều trẻ có thể khiến cha mẹ bối rối 1

 

Lúc này con sẽ không xác định nổi đâu là thời gian chơi, đâu là thời gian ngủ, đâu là lúc ăn… Trẻ luôn muốn làm mọi thứ theo ý mình và mọi người thì phải làm theo mong muốn của con. Vì thế bạn cần đưa con vào một lịch trình sinh hoạt cụ thể và đúng giờ. Tập cho con hàng ngày để trẻ có thể quen với nếp sinh hoạt đó.

 

4. Phát triển theo những thói quen riêng


Sẽ rất lạ lùng với các bà mẹ khi con yêu của mình lựa chọn chiếc quần cũ để mặc thay vì một chiếc quần mẹ mới mua cho. Đôi khi món đồ chơi mới sẽ không gây hứng thú cho con bằng những món đồ cũ bé thích. Đừng tức giận hay thất vọng khi con không thích những thứ mới, hãy chú ý quan sát những thứ con lựa chọn bởi đây có thể là những bước phát triển ban đầu trong tính cách của con. Nó có thể cho bạn biết xu hướng cũng như ý nghĩ của con trong tương lai.

 

5. Những món ăn yêu thích thay đổi theo ngày


Thông thường các bà mẹ hay cho con ăn món ăn mà bữa trước con thích vì nghĩ rằng như vậy con sẽ ăn được nhiều hơn. Nhưng trên thực tế, món ăn đó có thể là món khoái khẩu của con ngày hôm trước chứ không phải là món mà con muốn ăn hàng ngày.

 

Có hiện tượng này là bởi vì những đứa trẻ đang trong quá trình hình thành hương vị cho chính mình, do đó con luôn muốn có nhiều lựa chọn để tìm ra những món ăn con yêu thích nhất. Bạn nên thay đổi món ăn hàng ngày cho con để trẻ có thể gia tăng vị giác của mình.

 

6. Không ngủ đúng lúc


Đây có lẽ là sự khó chịu lớn nhất đối với các ông bố bà mẹ! Lúc bạn muốn con ngủ thì con không ngủ còn lúc bạn muốn con chơi thì con lại ngủ ngon lành. 

 

Đối với những đứa trẻ dưới 3 tuổi chúng thường có xu hướng chìm vào giấc ngủ khi ở một nơi chúng cảm thấy ấm áp và an toàn. Nhưng điều này sẽ được cải thiện khi con lớn hơn một chút, việc dụ con tỉnh táo lúc cần thiết cũng sẽ dễ dàng hơn.

 

7. Nhấn vào nút bất kỳ


10 điều trẻ có thể khiến cha mẹ bối rối 2

Các nút thường có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ con. Vì thế khi nhìn thấy một cái nút bất kỳ con sẽ tự động nhấn vào mà không hề biết nó là nút gì. Trẻ có thể “chơi” với chiếc nút một cách say sưa. Đôi khi điều này làm bạn rất phiền lòng bởi đó có thể là những nút báo động ở nơi công cộng hay nút còi xe. 

 

Những hành động này chỉ được giải quyết nếu có một cái nhìn khắt khe từ bảo vệ hay một người lạ mặt nào đó để dọa con mà thôi.

 

8. Trẻ nghĩ mình biết rõ nhất


Sẵn sàng mặc quần ngược, đi dép ngược hay dẫm vào vũng nước trước mặt thay vì đi đường vòng. Bạn sẽ tức tối với những hành động của riêng con. 

 

10 điều trẻ có thể khiến cha mẹ bối rối 3

 

Nhưng đừng ngăn cản con làm theo ý mình bởi dù có sai lầm thì đó cũng là cách để con tìm hiểu thế giới một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất. Thay vì bắt trẻ làm theo cách bạn muốn hãy để con tự học và cảm nhận thế giới xung quanh mình bạn nhé!

 

9. La hét cả lúc vui lẫn lúc sợ hãi


Những tiếng la hét của con đôi khi làm bạn sợ phát khiếp. Bạn cuống cuồng tìm hiểu tại sao lại có những tiếng đó. Đôi khi vui con cũng hét, lúc sợ hãi cũng hét và không được làm theo ý mình cũng hét. Và thường thì nó có âm lượng giống nhau nên bạn chẳng thể phân biệt nổi sắc thái trong đó.

 

Đừng quá lo lắng vì điều này vì con chưa biết phân biệt và đánh giá những điều con gặp phải. Trong tương lai cùng với sự phát triển về thể chất sẽ là sự phát triển tinh thần con sẽ biết điều gì là tốt và xấu đồng thời những màn la hét cũng giảm đi đáng kể.

 

10. Con rắc rối, khó chịu nhưng vô cùng dễ thương


Tuy những đứa trẻ có thể suy nghĩ thiếu logic, con sẽ khiến bạn bực tức bất kể lúc nào với những hành động không theo ý mình. Nhưng quả thực bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm bộ mặt nghiêm túc mãi với con được vì chúng hành động theo đúng bản năng và vô cùng hồn nhiên.

 

Hãy tận hưởng những khoảnh khắc quý giá này đi bởi khi con đã lớn hơn bước vào độ tuổi biết suy nghĩ thì bạn sẽ không thể trông thấy những nét ngây thơ và hồn nhiên như vậy nữa đâu.

 

3 dấu hiệu cho thấy bạn mắc sai lầm khi dạy con
10 điều trẻ có thể khiến cha mẹ bối rối 4

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Một người mẹ băn khoăn: “Cùng tuổi, các bé gái cần được quan tâm đặc biệt hơn các bé trai?”.Các nhà tâm lý cho rằng, nhu cầu tình cảm ở bé gái luôn lớn hơn các bé trai. Điều này giải thích vì sao, bé gái thích gần gũi cha mẹ hơn ngay cả khi các bé đã trưởng thành.


Tuy nhiên, bạn không nên “thiên vị” khi dành tình yêu cho bé gái nhiều hơn bé trai. Dù bé mang giới tính nào, bé vẫn cần sự yêu thương của cha mẹ.


“Bé nhà tôi rất hay ‘tị nạnh’ với em gái. Điều này có bình thường không?”


Ghen tị là cảm xúc bình thường của bé. Bạn nên tìm cách đối xử công bằng giữa các bé; điều này sẽ tránh cho bé suy nghĩ tiêu cực: “Mẹ không còn yêu con nữa. Mẹ yêu em nhiều hơn”.


Cách tốt nhất, bạn nên trao đổi ngay với bé khi bé xuất hiện dấu hiệu “phụng phịu”. Bạn nên để bé bày tỏ cảm xúc thật của bản thân. Sau đó, bạn mới nên trao đổi phương hướng giải quyết vấn đề cùng bé.


Bạn cũng nên giải thích rõ ràng để bé hiểu vì sao em gái của bé cần thêm quần áo mới, cần được bố mẹ ở bên cạnh nhiều hơn…



“Bé nhà tôi được 3 tuổi nhưng rất thích xem các chương trình tivi của người lớn. Hành động này có gây hại cho bé không?”


Các nhà khoa học chứng minh, tâm lý của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi nội dung các chương trình tivi mà bé yêu thích. Vì thế, chắc chắn những chương trình tivi của người lớn không phù hợp với bé.


Bạn nên hướng bé đến những chương trình có nội dung dành riêng cho độ tuổi mẫu giáo. Nếu là kênh dành cho người lớn, bạn nên chọn lọc những chương trình có nội dung vui tươi, thích hợp với bé.


Bạn cũng nên giới hạn thời gian xem tivi của bé, khoảng 30 phút mỗi ngày là hợp lý.


“Bé nhà tôi không chịu nhận lỗi dù đã làm sai. Tôi phải ‘xử lý’ bé thế nào?”


Bạn không nên vội vã thúc ép bé phải nói “xin lỗi” nếu bé không muốn. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu xem có điều gì bực bội khiến bé phải cư xử như vậy.


Chờ khi tâm trạng của bé ổn định, bạn mới nên phân tích cho bé thấy hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai…


“Bé nhà tôi gần hai tuổi nhưng luôn e dè trước đám đông. Có cách nào giúp đỡ bé không?”


Trước tiên, bạn nên để cho bé làm quen với một nhóm nhỏ. Khi bé đã mạnh dạn hơn, bạn nên để các bé được tự vui chơi. Dần dần, bé sẽ bị lôi cuốn vào những trò vui mà không còn lo lắng khi bạn không ở bên cạnh.



7 vấn đề nuôi dạy con gây tranh cãi nhất trên thế giới