Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Bé cần ăn nhiều thịt đỏ để ngăn ngừa thiếu máu hay bé lười ăn rau thì mẹ phải bổ sung vitamin tổng hợp… là những quan niệm chưa đúng của các mẹ.1. Phải cho bé ăn nhiều thịt đỏ để tránh thiếu máu

Tất cả các bé đều cần sắt – chất cần thiết cho bộ não phát triển và khỏe mạnh. Sắt cũng quan trọng cho quá trình suy nghĩ và khả năng vận động. Rất nhiều mẹ lo lắng con mình bị thiếu máu. Trên thực tế thì đây không phải là lo lắng thừa vì thiếu sắt là nguy cơ lớn ở rất nhiều bé. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta (Mỹ) tiết lộ, 9% các bé trong độ tuổi 1-2 thiếu sắt. Con số này giảm xuống khoảng 3% cho bé 3-5 tuổi và 2% cho bé 6-11 tuổi.

Vì lo sợ con thiếu máu nên nhiều mẹ đã ra sức bắt con ăn thịt nạc, thịt đỏ để ngăn ngừa chứng bệnh này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ dinh dưỡng thì bé vẫn có thể nhận đủ sắt trong dinh dưỡng mà không cần ăn quá nhiều thịt đỏ. Với các bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đỏ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô…

Thịt đỏ, thịt nạc tuy có chứa dạng sắt dễ hấp thu nhưng có nhiều trẻ không thích vì nó khó nhai và dễ làm trẻ mắc nghẹn. Vì vậy nếu bé không thích thịt đỏ, thịt nạc thì mẹ hãy cho bé ăn các thực phẩm chứa sắt khác thay thế.

4 quan niệm sai về dinh dưỡng cho trẻ 1

2. Nếu bé lười ăn rau thì mẹ phải bổ sung vitamin tổng hợp

Trong rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vì vậy khi thấy con lười ăn rau nhiều mẹ đã rất lo lắng và tìm cách bổ sung vitamin tổng hợp cho con. Đây là quan niệm không hoàn toàn đúng. Theo Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) tiết lộ: “Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé. Rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ”.

Jo Ann Hattner gợi ý: “Nếu con bạn không chạm vào carrot thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali và cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C”.

3. Nếu không uống sữa thì bé sẽ không có đủ canxi

Sữa là một trong những nguồn dồi dào canxi. Nhưng nếu con của bạn lười uống sữa, bé vẫn có thể nhận được đủ canxi từ những nguồn thực phẩm khác. Chúng bao gồm sữa chua, phômai, sữa đậu nành giàu canxi, súp lơ xanh, đậu phụ, rau có lá màu xanh đậm, nước quả như nước cam.

Điều quan trọng là bé được đáp ứng đủ lượng canxi mỗi ngày: 500mg canxi (1-3 tuổi); 800mg canxi (4-8 tuổi) và 1300mg canxi cho bé từ 9 tuổi trở lên.

4. Nước quả là đồ uống tuyệt vời

Dù nước quả tươi 100% giàu dinh dưỡng cho trẻ hơn soda nhưng không phải cứ khát là uống nước quả. Có những giới hạn về lượng nước quả với bé. Nếu không, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.

Nước quả là tốt khi nó là nước quả tươi 100% nhưng bé không cần nhiều, khoảng 100-120ml nước quả/ngày là đủ cho một bé tuổi mẫu giáo. Thức uống soda, đồ uống nhiều đường thường cung cấp một lượng kalo lớn. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Cà rốt rất tốt cho bé, vì vậy mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé! Và dưới đây là một vài cách nấu cháo (bột) với cà rốt cho bé.

- Bột (cháo) gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai thích hợp cho bé mới ăn dặm. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn, cho vào nồi bột đang sôi cùng với phômai. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cùng sánh và chín là được.


- Carrot nấu bột cùng khoai tây, thịt gà giúp bé ngon miệng.


- Thịt bò băm nhỏ, nấu cháo cùng carrot đã được xắt nhỏ và đỗ trắng được ninh nhừ là món ngon miệng cho bé. Cho đỗ trắng vào nồi, ninh nhừ. Cho tiếp carrot vào hầm. Cuối cùng, cho thịt bò băm nhỏ. Để tất cả các nguyên liệu trên vào trộn đều, sôi trở lại thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát, trộn thêm dầu ăn và gia vị (nếu cần).


- Cháo thịt bò, nấu cùng carrot. Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (tùy độ tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau). Khi cháo nhừ, cho thịt bò vào cháo, nấu cho chín trở lại. Sau đó, cho carrot xay vào, nấu sôi trở lại. Bắc cháo xuống, thêm dầu ăn.


Hoặc cháo thịt bò nấu cùng trứng gà, đậu Hà Lan, carrot.


Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 1

- Bột (cháo) hay soup tôm nấu cùng carrot.


- Cháo lươn carrot. Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Để cháo hơi nguội thì cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Có thể nêm gia vị cho cháo, tùy độ tuổi của bé.


- Cháo cá quả, carrot. Bạn cần có thêm ít hành tây, hành lá, rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Cho dầu ăn vào chảo, phi với tỏi tây, carrot, thịt cá quả. Nêm gia vị vừa miệng.


Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp.


Lưu ý: Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 bữa cháo carrot mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh carrot nhỏ.



Dù đã rất chăm chút đến việc tăng hương vị và chất dinh dưỡng trong cháo cho con ăn hàng ngày, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn thấy con không tăng cân. Nguyên nhân vì sao?
Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 2

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng nhưng nếu bé ăn nhiều có thể gây phản tác dụng.1. Cam


Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương.


2. Rau chân vịt


Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.


19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 1

3. Trứng gà


Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.


4. Trà đặc


Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.


5. Thạch (jelly)


Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.


19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 2

6. Cá muối


Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.


7. Kẹo cao su


Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.


8. Các loại đậu


Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.


9. Nhân sâm


Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.


10. Thực phẩm đóng hộp


Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.


19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 3

11. Bỏng ngô


Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.


12. Mì ăn liền

Chất bảo quản và tạo màu có trong mì ăn liền không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.


13. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.


14. Cola


Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.


15. Mỡ động vật


Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.


16. Thịt nướng, thịt hun khói


Thịt hun khói và thịt nướng, đặc biệt là thịt cừu nướng có chứa một số chất gây ung thư cao.


19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 4

17. Chocolate


Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.


18. Muối


Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.


19. Gan động vật


Gan chứa rất nhiều cholesterol, trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ làm lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên, tích lũy lâu ngày có thể gây ra bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành.



Thời tiết lạnh làm giảm hệ thống miễn dịch ở bé. Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, với nhiều rau, hoa quả, thịt nạc giúp ngừa những bệnh mùa đông và khiến bé luôn tràn đầy sinh lực.
19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 5

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Vitamin B2 và vitamin E có vai trò trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể trẻ nhỏ khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn.Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Đại học Y khoa Thượng Hải (Trung Quốc). Khi tiết trời vào mùa thu – đông, nhiệt độ ban ngày và lúc sáng sớm hoặc về đêm có sự chênh lệch rất lớn. Nhiều khi buổi sáng còn gió rét nhưng đến trưa lại có nắng ấm và nhiệt độ tăng thêm 5 – 6 độ. Điều kiện thời tiết như vậy khiến trẻ nhỏ thường mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, cảm lạnh…


Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 1

Vitamin B2 và vitamin E có tác dụng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường nhiệt độ thấp 2 – 7 độ C so với bình thường. Ngoài ra, vitamin E có thể loại bỏ gốc oxy tự do, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.


Vì thế, các bác sĩ tại Đại học Y khoa Thượng Hải khuyên các bà mẹ nên bổ sung hai loại vitamin trên cho con khi trời bắt đầu vào mùa thu – đông.  Có thể bổ sung bằng cách uống thuốc nhưng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy vậy, đó là trường hợp sức khỏe suy yếu hoặc cơ thể thiếu vitamin E và B2 trầm trọng, nếu không thì cách tốt nhất vẫn là ăn các món ăn chế biến từ thực phẩm có chứa hai loại vitamin trên.


Các loại thực phẩm giàu vitamin E


Vitamin E có rất nhiều trong các loại dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng… Lá rau diếp cũng là một nguồn cung cấp vitamin E phong phú. Ngoài ra, hầu hết các loại rau có lá màu xanh cũng đều có loại vitamin này nhưng hàm lượng cao thấp khác nhau.


Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 2

Sữa tươi, trứng và dầu gan cá tuyết cũng chứa hàm lượng vitamin E nhất định. Còn thịt, cá, trái cây chỉ có một lượng rất nhỏ loại vitamin này.


Một điều đáng chú ý là vitamin E có tác dụng hiệu quả chống lão hóa, giúp làn da trở nên mịn màng. Đồng thời, vitamin E cũng giúp cơ thể chống lại mệt mỏi, suy nhược. Vì thế, loại vitamin này cũng cần thiết đối với bà bầu và em bé trong bụng.


Thực phẩm chứa vitamin B2


Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất, đặc biệt là các loại pho mát và sữa chua. Nếu bé nhà bạn không thích sữa và các sản phẩm liên quan, có thể  thay thế bằng trứng, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, gan, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc…


Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 3

Bạn cũng nên biết tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 – 20% để cân đối dinh dưỡng khi lên thực đơn cho bé trong ngày lạnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật.



 9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông
Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 4