Hiển thị các bài đăng có nhãn sai lầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sai lầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tôi thấy nhiều chị em hô hào cứng rắn lắm, nhưng hóa chỉ toàn lý thuyết suông thôi.


Không ăn thì cho nhịn, sau đói nó khắc ăn”, “Đừng có ép con ăn, nó ăn bao nhiêu kệ nó, miễn con vui vẻ là được” , “Ghét nhất kiểu cho con đi ăn rong, ăn uống là phải nghiêm túc. Không ăn thì bỏ”; ….là những câu nói tôi rất hay được nghe chị em nuôi con nhỏ ngày nay tung hê. Vậy nhưng theo tôi, đó chỉ toàn là những câu nói viển vông hão huyền của những bà mẹ chưa hề có con biếng ăn. Trẻ không ăn làm sao mà bỏ mặc? Trẻ không ăn bỏ đói một, hai bữa tự khắc nó sẽ ăn sao? Hoàn toàn sai lầm và thậm chí nhé, phản khoa học. Tại sao tôi dám khẳng định như vậy? Vì đây, chính con tôi là một ví dụ điển hình.


Tôi có một cậu con trai hiện đang được 21 tháng. Con biếng ăn ngay từ những ngày đầu tiên tôi sinh bé. Trong khi những bạn khác tháng đầu đã ăn 60, 90ml sữa một cữ thì con tôi vẫn cứ lẹt đẹt 10,20ml chẳng xong. Ăn vào lại trớ ộc như vòi rồng. Tôi ngày đấy, mỗi ngày là một sự căng thẳng, bình sữa cầm lên như cầm một thứ vũ khí để “tuyên chiến” với con. Tôi cho con vừa nằm vừa ăn, vừa bế vừa ăn, lừa lừa lúc ngủ đút bình để ăn. Hì hục thì mỗi tháng cũng chỉ lên được dặm lạng.


Đến ngày cho con ăn thìa bột dặm đầu tiên, tôi háo hức lắm. Những tưởng đời mình từ đây “sang trang”, bé ăn dặm sẽ ăn được thịt được váng sữa, sẽ tăng cân hơn vì sữa dường như không “ăn thua” với con. Vậy nhưng tôi chỉ vui được đúng hai, ba tuần đầu, khi con mới làm quen với đồ mới, lạ miệng. Sau đó, cơn “ác mộng” của tôi mới thực sự bắt đầu. Mỗi bữa ăn, cứ đặt vào ghế là con đòi trèo ra, đút cháo thì lắc đầu quầy quậy, đút được thì ngậm lúng búng trong miệng chứ nhất định không chịu nuốt trôi. Có những hôm con quấy, tay xua lia lịa làm đổ cả bát cháo. Gạo thịt rơi vãi lên mặt con, lên sàn nhà, lên cả quần áo mẹ. Bữa ăn nào của hai mẹ con cũng bắt đầu bằng những lời thủ thỉ, tâm tình, nịnh nọt và kết thúc bằng nước mắt của con, sự bất lực và cảm giác muốn…”chết quách” của tôi.


Con không ăn thì bỏ: Vớ vẩn! 1

Theo tôi nhiệm vụ của mẹ là phải đảm bảo con ăn uống đấy đủ (ảnh minh họa)

Chuyện con trai tôi đã kéo dài gần 2 năm nay. Tôi đưa con đi khám rồi cho uống men tiêu hóa cũng không thấy ăn thua gì. Cho uống nhiều lại sợ hại con nên chẳng dám liều. Các loại thuốc bổ nọ, bổ kia bạn bè hay người thân mách là tôi cũng mua thử, mong cải thiện tình hình lười ăn của con nhưng kết cục, vẫn y nguyên. Làm sao có thể nói với tôi là con không ăn thì cho nhịn đây khi tôi đã thử nhưng dường chẳng “xi nhê” gì với cu con “coi bỏ đói là niềm vui” của tôi. Thằng bé có thể nhịn ăn cháo thông ngày, 3 bữa liền bỏ hết không thấy than vãn gì. Những lúc con quấy, tưởng đói rồi, tôi hồ hởi bê đồ ăn ra. Vậy nhưng cu cậu chỉ nhóp nhép đúng 3 thìa rồi lại lỉnh mất. Mẹ đút thêm dứt khoát kêu gào.


Tôi đành phải ép con ăn. Ca nhạc, hát hò, quảng cáo, ăn rong….thế nào cũng cố để con ăn được bữa cơm. Tôi không ham con béo con mập. Nhưng nhìn một đứa trẻ đã 21 tháng tuổi mới có 9kg thì bậc làm mẹ nào có thể thản nhiên, ung dung được đây. Chị em dừng nói tôi nuôi con phản khoa học. Chị em biết gì về khoa học? Con còi dí mà mẹ cứ ung dung tự tại, ấy mới là phản khoa học.


Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi với những bé lười ăn khủng khiếp thì chuyện bỏ đói càng làm bé “vui vẻ” mà thôi. Tình trạng bỏ đói thường xuyên diễn ra sẽ khiến bé “quen dạ”. Tức là đến mỗi giờ ăn cố định thì dạ dày đều tiết ra sẵn dịch vị để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn nhưng khi bị bỏ đói thì sự tiết dịch của dạ dày sẽ bị đảo lộn, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Kết quả là bỏ bữa quen, giờ ăn uống bị đảo lộn thì sau này, muốn rèn bé vào nếp ăn đúng giờ cũng khó.


Mặt khác, con người chúng ta, giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương. Hàm lượng canxi con có thể hấp thu được trong giai đoạn này lên đến 60%. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm chỉ còn 15-20% ở tuổi trưởng thành. Nếu ta không ép con ăn, không chú ý dinh dưỡng cho con trong giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời, trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn uống không đủ chất lúc này, não bộ làm sao có thể phát triển, hệ xương làm sao có thể dài ra? Tôi không muốn con mình thấp lùn, cũng không muốn con mình kém thông minh.


Do vậy, chị em đừng nghĩ rằng con không ăn cứ mặc kệ là xong. Cũng đừng cười vui hơn hở khi thấy con 9,10 tháng đã biết đi nhưng cân nặng thì chỉ được 6, 7kg bằng đứa trẻ 3 tháng. Đừng lấy đó làm tự hào vì ta nuôi con khéo, và chê những bà mẹ đang cho con xem quảng cáo khi ăn là sai lầm. Trẻ nhẹ cân đương nhiên hoạt động tốt, vận động nhanh. Nhưng chiều cao và não bộ sau này, theo tôi, khó đảm bảo.


Theo tâm sự của độc giả

Khám phá

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Bổ sung vitamin khi bé lười ăn rau, cho trẻ béo phì uống sữa ít béo… là một trong những sai lầm của cha me khi cho con ăn.


1. Các loại thực phẩm có đường làm cho con trở nên hiếu động hơn


Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng không có mối quan hệ giữa đường và sự hiếu động thái quá ở trẻ em. Các chuyên gia về sức khỏe trẻ em tin rằng trẻ em có thể hành xử một cách mất kiểm soát được không phải vì chúng đã ăn thức ăn nhiều đường mà có thể do các nguyên nhân khác như thiếu ngủ, chế độ ăn uống thiếu sắt hoặc là hậu quả của tình trạng ít vận động thể chất trước đó.


Cha mẹ có thể bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho con thông qua đồ ăn nhẹ lành mạnh như bánh quy, bánh mì…


5 sai lầm trầm trọng của cha mẹ về việc cho con ăn 1

 

2. Trẻ nhỏ thường ăn uống “khó chiều” hơn những trẻ đã lớn

 

Đây là một quan niệm sai lầm bởi vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc khuyến khích trẻ nhỏ thử những thức ăn mới dễ hơn nhiều lần so với những đứa trẻ lớn hơn. Nhìn chung, hầu hết trẻ em đều có “quyết định” thích thực phẩm hoặc món ăn hay không thông qua việc ăn chúng nhiều lần.

Do vậy, các mẹ đừng mất niềm tin khi thấy con không thích ăn món ăn nào đó trong lần đầu tiên. Hãy kiên nhẫn cho con thử lại món đó một vài lần nữa.


3. Bổ sung vitamin tổng hợp nếu con lười ăn rau


Quan niệm này của các mẹ không hoàn toàn đúng. Theo Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) thì ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích con ăn vì rau chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không loại vitamin tổng hợp nào có thể thay thế.


Nếu con ăn quá ít rau, mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả. Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ. Các mẹ có thể cho bé ăn quả mơ hoặc dưa hấu nếu con không ăn được carrot vì những thực phẩm này đều giàu vitamin A và caroten, cho bé ăn dâu tây hay cam để đáp ứng lượng axit folic, cam cho bé lười ăn rau bina. Để cung cấp vitamin kali, mẹ có thể cho bé ăn chuối…


5 sai lầm trầm trọng của cha mẹ về việc cho con ăn 2

 

4. Chuyển sang sữa ít béo nếu bé thừa cân

 

Nếu con bạn chưa được 2 tuổi thì cho dù bé có quá thừa cân đi chăng nữa thì bạn cũng không được chuyển sang cho con uống sữa ít chất béo bởi vì loại sữa có hàm lượng chất béo thấp chỉ dành cho những trẻ 2 tuổi trở lên. Khi dưới 2 tuổi, cơ thể trẻ đặc biệt cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển. Đặc biệt hơn đối với những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về cholesterol thì các mẹ càng cần chú ý.

Nếu có ý định đổi sữa cho con, hãy tham khảo tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.


5. Cho con dùng nhiều thực phẩm chức năng


Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lượng dinh dưỡng trong thực phẩm con ăn hàng ngày là chưa đủ nên thường mua một số thuốc bổ và thực phẩm chức năng như sâm, nước yến, sữa ong chúa… để tẩm bổ cho con. Tuy nhiên thực tế thì giá trị dinh dưỡng của một số thuốc bổ không cao, một số loại thuốc bổ còn có chất kích thích.


Đặc biệt, có những phụ huynh còn tự làm bác sĩ cho con. Vì cho rằng con thiếu chất này, chất kia nên đã tự ý bổ sung cho con, ví dụ như uống thêm canxi, dầu cá… Điều này vô tình lại có hại cho trẻ vì nó khiến trẻ hoặc hấp thu quá nhiều loại dinh dưỡng nào đó, hoặc làm mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng vào cơ thể.

 

Theo Trí thức trẻ