Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Gạo tẻ, cá, thịt lợn, cải bó xôi, quả bơ, sữa chua….là những thực phẩm mẹ không thể bỏ qua cho bé. Cùng điểm xem, mẹ đã cho bé ăn được bao nhiêu loại trong danh sách những siêu thực phẩm đủ 3 nhóm: thịt, rau và hoa quả này



Cá là thực phẩm chứa DHA vô cùng phong phú. Nguồn DHA này không những giúp trẻ thông minh, phát triển não bộ mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé mắt sáng dáng cao.


Ngay từ bé được tròn 7 tháng, mẹ đã có thể bắt đầu cho con làm quen với cá. Những loại cá ngon, không tanh, nhiều chất và lành chị em thường mua để cho con “khởi động” bao gồm: cá trắm, cá quả (cá lóc) hay cá hồi.


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 1
Cá hồi sốt cam, món ngon lại ngọt dịu cho bé ăn dặm tập nhai mềm (ảnh minh họa)


Trong danh sách các loại thịt, cá được chấm điểm cao nhất về độ dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên khi cho trẻ ăn cá, mẹ lưu ý không nên cho bé ăn nhiều các loại cá biển sâu như cá thu, cá ngữ vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao.


Thịt heo


So với thịt bò và Thịt gà, thịt heo giàu vitamin B và protein nhất. Thăn heo có rất nhiều vitamin B1 (thiamin) rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thịt heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo.


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 2
Thịt heo chứa nhiều vitamin B1 hơn cả thịt bò và gà (ảnh minh họa)


Cũng như thịt bò và thịt gà, từng phần khác nhau của heo cũng cho lượng calo và chất béo khác nhau. Phần thịt heo nạc nhất là thịt thăn, tuy nhiên, những phần thịt khác như sườn nạc cũng rất hợp cho trẻ. Phần thịt bé nên tránh ăn vì chưa tiêu hóa được là thịt ba chỉ.


Cải bó xôi


Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.


Ngoài các ưu điểm như: Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ, Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu ở trẻ, Vitamin A giúp tăng cường thị lực… Trẻ ăn cải bó xôi còn giúp nhuận tràng, tránh viêm đường tiết niệu và không lo đau bụng giun.


Khi lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau.


Quả bơ


Các mẹ có biết trái bơ được coi là một trong những thức ăn dặm tốt nhất cho trẻ? Vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não của trẻ.


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 3
Bơ có tác dụng tăng cường trí não trẻ (ảnh minh họa)


Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển lành mạnh của trẻ mà bơ còn là loại quả hợp khẩu vị với đa phần các bé. Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác. Do đó, quả bơ thực sự là lựa chọn số 1 trong bảng thực đơn các thức ăn dặm cho bé yêu trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên


Sữa chua


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua thậm chí còn tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi.Hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể bổ sung đến 50% nhu cầu canxi mỗi ngày của các bé. Ngoài ra, các dưỡng chất và lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa.


Mẹ nên cho con ăn sữa chua buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt nhất.


Xoài


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 4
Xoài ngọt tự nhiên lại chứa hầu hết tất cả các loại Vitamin (ảnh minh họa)


Cho bé ăn dặm, xin đừng quên xoài. Xoài chứa hầu hết các loại vitamin như A, C, E và K cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, magiê và kali. Chính vì vậy, xoài là một loại quả tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn dặm của bé. Nếu bé đã biết cầm thức ăn, các mẹ có thể cắt xoài chín, tươi ra thành những miếng nhỏ cho bé. Nhưng mẹ nhớ cắt bỏ hết những phần có xơ để bé không bị hóc


Bí đỏ


Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt, beta-carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm bởi bí đỏ dễ xay nhuyễn, có màu sắc đẹp và hương vị ngon nên rất phù hợp với bé. Các mẹ có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn, nhưng nhớ đừng cho bé ăn hỗn hợp “bánh bí đỏ” vì nó có thể chứa nhiều đường.


Khoai lang


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 5
Cháo khoai lang trứng con rất thích ăn (ảnh minh họa)


Cho con ăn khoai lang thì “lợi đủ đường”. Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. n nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.


Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang cho bé tập ăn dặm.Cách làm rất đơn giản: hấp, luộc hoặc nướng khoai nguyên vỏ, sau đó bẻ đôi lấy thịt khoai, trộn cùng ít sữa công thức cho loãng bớt là con có thể ăn ngon lành.


Gạo tẻ


Top thực phẩm con không ăn: khỏi lớn 6


Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến gạo trong danh sách những thực phẩm “con không ăn khỏi lớn. Chẳng thế mà ông cha ta có câu “cơm tẻ là mẹ thuốc bắc”.


Mẹ đừng mải cho con ăn thịt cá rau quả mà quên đi món cơm cháo từ gạo tẻ chắc dạ, lại giúp con nhanh tăng cân cứng cáp.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Bé đang ăn uống ngon miệng nhưng đột nhiên lại biếng ăn, dễ quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra xem bé có mắc phải rắc rối nào về sức khỏe không.


Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé bỗng dưng biếng ăn!


1. Đau họng


Dấu hiệu để nhận biết bé đau họng (hoặc mắc các chứng bệnh về họng) là bé vẫn uống sữa tốt nhưng lại từ chối thức ăn. Bạn có thể kiểm tra cổ họng cho bé qua việc chiếu một chiếc đèn pin nhỏ, đồng thời, bạn nên dùng một chiếc thìa dài, sạch cố định lưỡi của bé trong quá trình khám họng.


- Nếu vùng họng ửng đỏ, có thể bé đang bị sốt (bạn nên cặp nhiệt độ cho bé để có kết quả chính xác). Lúc này, bạn nên cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc kèm theo việc dùng thuốc giảm sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.


- Nếu vùng họng của bé có dấu hiệu sưng tấy (không kèm theo sốt), bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp này, bé có thể đang mắc phải một chứng bệnh về họng.


2. Đau bụng


Bạn thử kiểm tra xem bé có bị tiêu chảy dù ăn ít không. Nếu có thì nhiều khả năng bé kém ăn là do bé bị đau bụng hoặc bị rối loạn tiêu hóa.


Bạn nên cho bé dùng thức ăn dạng lỏng, mềm sao cho bé càng ít phải nhai càng tốt. Bạn vẫn có thể cho bé sử dụng những món ăn giàu năng lượng như cá, thịt gà hay trứng. Bạn cũng nên cho bé uống thêm nước lọc để bù vào lượng nước bé đã bị hao hụt trong quá trình bị tiêu chảy. Nếu tiêu chảy kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám.


4 nguyên nhân khiến bé bỗng dưng biếng ăn 1

3. Đầy bụng

Bé ít vận động, ăn phải những món khó tiêu hoặc ăn quá nhiều trong một bữa cũng khiến bé chán nản trong bữa cơm còn lại.


Bạn nên duy trì thói quen vui chơi cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm (dễ khiến bé nặng bụng). Bạn nên tránh cho bé ăn quá no, nhất là trong bữa phụ.


Nếu bé không đi tiêu được thì có thể bé mắc phải chứng táo bón. Trường hợp này, bạn nên tăng cường rau xanh, nước lọc cho bé. Chế độ ăn này sẽ giúp phân bé mềm, lỏng nên bé dễ đi tiêu hơn. Đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng, bé không chỉ bị mất nước khi đi tiểu mà còn mất nước do chảy nhiều mồ hôi.


Nếu bé bị táo bón dẫn tới hiện tượng đau rát và chảy máu thì bé có thể mắc chứng táo bón kinh niên. Tình trạng này càng để lâu thì càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do đau nên bé sẽ sợ đi tiêu và cố gắng nín nhịn chuyện này. Bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé loại thuốc bôi trơn hậu môn (hoặc thút – đút hậu môn), giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.


Đồng thời, bạn nên động viên mỗi lần bé chuẩn bị đi tiêu. Bạn cũng nên duy trì thói quen đi tiêu vào một giờ cố định trong ngày cho bé.


4. Nhiễm trùng đường tiểu


Nếu bé phàn nàn rằng bé bị đau khi đi tiểu thì có thể bé đang mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiểu. Dấu hiệu khác của chứng bệnh này là bé xuất hiện tình trạng tè dầm, hơi sốt và đau bụng.


Bạn nên cho bé uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày; đồng thời, bạn cũng nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

 

Theo Trí thức trẻ